Mình từng trực tiếp tham gia sửa chữa ups (Bộ lưu điện) khoảng hơn 12 năm, thực sự sửa rất nhiều lỗi ups, các bo mạch ups, các ups có công suất từ nhỏ tới lớn, các hãng UPS khác nhau như APC, Santak, Ge, Riello, Ares, Socomec, Eaton…..
Có một ít kinh nghiệm thực tiễn nên viết bài này để anh em tham khảo, nếu cần gì thắc mắc cần tư vấn kỹ thuật (tốt nhất sau 17H nha vì lúc đó mới rãnh) hoặc cần sửa chữa UPS tận nơi anh em liên hệ Hotline bên dưới
Hotlie 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)
Bài viết này nhằm mục đích hướng dẫn sửa chữa ups bộ lưu điện từ những kinh nghiệm thực tế và qua đó giúp anh em có thể rút ngắn thời gian tìm hiểu về UPS và khắc phục được những lỗi cơ bản.
Một số lưu ý trước cần chuẩn bị trước khi bắt đầu
1. Anh em phải có kiến thức về an toàn điện.
2. Phải biết sử dụng thành thạo các thiết bị dụng cụ đo, mỏ hàn, hút chì,…
3. Sửa chữa UPS là làm việc với linh kiện công suất cho nên khó tránh khỏi các sự cố như chập mạch, nổ linh kiện…anh em nên có CB bảo vệ.
4. Phải có kính đeo cho an toàn để khi đo nóng, tránh trường hợp cháy nổ linh kiện bay vào mắt
Tham khảo thêm:
1. Hướng dẫn cách sửa chữa ups santak
2. Hướng dẫn cách sửa chữa ups apc
HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA UPS CÁC LỖI ĐƠN GIẢN
1. Lỗi UPS không lưu điện
– Biểu hiện: UPS không tích điện được lâu khi cúp điện, hoặc cúp điện phát tắt luôn, hoặc không khởi động lên được.
Cách dễ nhận biết nhất đó là: Bình ắc quy trong UPS đã sử dụng được 3 năm trở đi thì nghĩ ngay tới việc bình đã hỏng.
– Các khắc phục: Thay bình ắc quy mới, thông thường thay bình ắc quy cho ups đó là bình khô, kín khí không cần bảo dưỡng.
Không nên thay bình dạng nước hoặc dùng cho xe ô tô, bởi thiết kế những loại bình này không đặc dụng cho UPS.
Các thương hiệu bình ắc quy thường sử dụng cho UPS như: Vision, Long, Globe, Saite, CSB….
2. Lỗi UPS kêu tít tít
a. UPS kêu tít tít liên tục
– Biểu hiện: UPS kêu còi liên tục kèm theo led đỏ sáng hoặc màn hình LCD báo mã mỗi (Fault kèm theo mã lỗi).
Ví dụ như UPS APC dòng Online báo lỗi 0200.Lúc này UPS ngắt ngõ ra hoặc chuyển sang chạy bypass (chế độ điện trực tiếp).
– Khắc phục: Lúc này UPS khả năng cao là bị hỏng linh kiện bên trong mạch, cần tháo UPS ra và vệ sinh lại để đo đạc và sửa chữa.
b. UPS kêu tít tít ngắt quãng:
– Biểu hiện: Tức là còi UPS kêu sẽ không liên tục mà kêu kiểu bíp … bíp … bíp. Lúc này thường UPS sẽ không ngắt ngõ ra mà vẫn chạy on inverter bình thường.
– Khắc phục: Thường những lỗi này sẽ không nằm ở phần cứng như linh kiện hỏng mà có thể do hỏng ắc quy UPS cũng kêu như vậy.
Hoặc quạt tản nhiệt hỏng nó cũng kêu như vậy, cho nên lúc này quan sát xem quạt có chạy tốt không, bình ắc quy đã kiểm tra ok chưa.
3. Lỗi UPS bật không lên
– Biểu hiện: UPS bật nút on im re, không lên gì cả, cắm điện lưới vào cũng im re luôn
– Khắc phục: Có thể UPS đã hỏng bình ắc quy như đã nói ở trên, cũng có thể bo mạch nguồn bị hỏng, cũng có thể bạn chưa cắm ắc quy vào UPS hoặc jack cắm bị lỏng
Đặc biệt phải kiểm tra cầu chì (fuse), xem có bị đứt hay chưa, lỗi này thường hay bị phần này.
4. Lỗi UPS không sạc được
– Biểu hiện: UPS báo không sạc ắc quy (pin), cúp điện UPS tắt luôn vì ắc quy không được nạp đầy.
– Khắc phục: Check xem ắc quy đã hỏng chưa, dây nối ắc quy vào bo mạch chưa. Phần hay bị nhất đó chính là bo mạch sạc, kiểm tra xem có hỏng gì không, thường hỏng thì LM317, KC206… cũng hay đi.
5. Lỗi UPS báo quá tải
– Biểu hiện: UPS cảnh báo quá tải (overload) và tắt ngõ ra hoặc chạy sang chế độ bypass.
– Khắc phục: Tháo bớt tải ra hoặc kiểm tra lại tải sử dụng có quá công suất UPS hay không
Một trường hợp khá hiếm gặp đó là mạch hồi tiếp ngõ ra của UPS bị lỗi, thường do các giá trị điện trở bị sai lệch, kiểm tra và thay thế là xong.
6. Lỗi UPS báo đèn đỏ
– Biểu hiện: UPS sáng đèn đỏ trên panel kèm theo còi kêu
– Khắc phục: Xem trên panel UPS báo lỗi gì, hoặc vào phần Event log để xem.
Một số lỗi UPS báo đèn đỏ thường là do hỏng linh kiện bên trong, kiểm tra kỹ và đo đạc, rồi thay cho đúng.
Trên đây là những thường gặp của Bộ lưu điện UPS và hướng dẫn cách sửa chữa ups hiệu quả từ kinh nghiệm thực tế
CÁCH SỬ DỤNG BỘ LƯU ĐIỆN NGĂN NGỪA HƯ HỎNG
1. Sử dụng đúng cách
Nên đọc về sách hướng dẫn của nhà sản xuất kèm theo bất kỳ sản phẩm nào. Vì đây là những hướng dẫn cụ thể chi tiết nhất.
2. Sử dụng tải đúng công suất
Khi cắm tải sử dụng vào UPS nên nhớ rằng UPS như là chiếc cân còn tải là vật cần cân, do đó UPS lúc nào có công suất cũng lớn hơn thiết bị tải.
3. Lắp đặt UPS nơi khô ráo thoáng mát, tránh hơi ẩm và hóa chất
UPS thường hư hỏng sau khoảng thời gian dài sử dụng do môi trường quá kém, bụi bám nhiều, ngoài ra hơi nước đặt biệt là hóa chất ăn mòn gây hỏng mạch.
4. Tắt mở đúng cách
Cách vận hành UPS rất quan trọng ảnh hưởng tới sự cố hư hỏng hay gặp, do đó nên tuân thủ theo trình tự tắt mở UPS như sau
Mở UPS: Bật CB (hoặc cắm điện lưới) của UPS —> Bật On UPS —> Cắm thiết bị tải vào sử dụng
Tắt UPS: Tắt tải thiết bị —> Tắt UPS —> Tắt CB hoặc rút phích cắm điện lưới
5. Thường xuyên vệ sinh và bảo trì UPS
UPS bao gồm bình ắc quy + bo mạch điện tử, do đó cần bảo trì bộ lưu điện thường xuyên để phát hiện hư hỏng tiềm tàng và có cách xử lý kịp thời
Bình ắc quy thường sẽ bắt đầu hư hỏng sau 3 năm, còn bo mạch thì nếu xài đúng và bảo dưỡng tốt có thể lên hơn 10 năm.
Tổng kết lại, đây là bài chia sẽ cách sửa chữa UPS Bộ lưu điện được biên soạn dựa vào những hư hỏng thực tế, được viết bởi người có chuyên môn kỹ thuật.
Hy vọng sẽ mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho anh em!!