Hướng dẫn sửa chữa Inverter năng lượng mặt trời
UPS Toàn Tâm là nơi chuyên sửa chữa ups, sửa chữa inverter năng lượng mặt trời, Sửa chữa Biến tần (Inverter) hàng đầu tại TPHCM, và các tỉnh thành trên toàn quốc. Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ giải quyết được hầu hết các yêu cầu từ khách hàng
CẦN SỬA INVERTER —> 0906 394 871 – 097 978 01 09 HOẶC ZALO SẼ TRẢ LỜI LIỀN
“Phần hướng dẫn sửa chữa inverter năng lượng mặt trời ở phần dưới nhé”
Chúng tôi nhận sửa chữa inverter năng lượng mặt trời các hãng phổ biến hiện nay như: Solis, Afore, PV Inverter TMEIC Solar ware, ABB, Kaco, Steca, SMA, SunGrow, SolarEdge, FIMER (ABB), Fronius Symo, Growatt , Goodwe, Omnik, Zeversolar, Solax, Invt, Huawei, Solis, Senergy, Renac, Mass, JFY, Sofar,…
Inverter năng lượng mặt trời là thiết bị rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống điện mặt trời nói chung. Là nơi chuyển đổi điện một chiều từ các tấm pin năng lượng mặt trời sang nguồn điện xoay chiều để cung cấp cho thiết bị, và hòa lưới (nếu có)
Inverter năng lượng mặt trời có nhiều loại, được phân thành inverter không hòa lưới và hòa lưới. Mỗi dòng có thể là nguồn chuyển đổi ra điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP CỦA INVERTER NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Inverter (biến tần) là thiết bị hoạt động liên tục trong hệ thống năng lượng mặt trời, do đó, theo thời gian thiết bị này cũng xảy ra những lỗi thường gặp như sau:
– Lỗi không lên nguồn: Lỗi này tương tự ở UPS hay inverter, làm cho inverter không có tín hiệu gì cả, im re, bấm nút nguồn cũng không thấy tín hiệu gì cả
– Lỗi fault (hư công suất): Lỗi này thì inverter có đèn hiển thị báo lỗi nhưng không xuất điện áp ra được. Thường hư hỏng các linh kiện công suất
– Lỗi chập chờn: Với lỗi này thì inverter có thể chạy được thời gian xong rồi bị lỗi, lỗi này ít xuất hiện nhưng khá nan giải
– Một số lỗi khác như Lỗi ra nguồn nhưng quá cao hoặc quá thấp, Invert vẫn cho ra nguồn nhưng đo được thì điện áp quá cao hoặc quá thấp dẫn tới không sử dụng được
Với các lỗi này thì ở phần dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách sửa chữa inver năng lượng mặt trời thực tế và dễ làm theo
Quý khách hàng nếu không có chuyên môn về an toàn điện, kiến thức về điện – điện tử thì không nên làm theo, sẽ rất nguy hiểm và khá thực hiện thành công
HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA INVERTER NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CHI TIẾT CÁC LỖI
Đây là bài viết mình chia sẻ từ những trải nghiệm thực tế với những lỗi inverter thường gặp, với các hãng khác các bạn cũng có thể tự làm được vì chúng được thiết kế theo 1 nguyên lý chung
Xin nhắc lại bạn phải có kiến thức về an toàn điện, chuyên ngành điện – điện tử…thì mới làm theo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với bất cứ trường hợp nào liên quan nhé!
1. Lỗi inverter không lên nguồn:
Nguyên nhân:
- Inverter không có nguồn cấp cho các khối trong toàn bộ mạch, dẫn tới không hoạt động
- Không có điện DC từ các tấm pin nối tới
Khắc phục:
- Kiểm tra xem các tầm pin đấu tới inverter có chắc chắn chưa. Đo điện áp từ các tấm pin cấp tới inverter, vị trí chỗ jack trên inverter
- Nếu các tấm pin bị hỏng hoặc đường điện tới inverter bị đứt thì inverter cũng bị lỗi này
- Khối nguồn bị hỏng, đo kiểm tra khối nguồn, các IC ổn áp 7812, 7805, điện trở, diot, Fet…đo các linh kiện ở khối nguồn để tìm ra vị trí bất thường và thay thế
- Xem đường mạch có bị đứt, bị chập, linh kiện có bị oxy hóa đứt chân, tụ điện có bị giảm dung lượng
Lỗi này khá dễ để sửa chữa, hiểu được nguyên lý hoạt động là có thể làm được dễ dàng.
2. Lỗi hư công suất (báo fault)
Nguyên nhân
- Sử dụng tải quá công suất của inverter
- Sử dụng quá lâu, bụi bám vào linh kiện gây oxy hóa đứt linh kiện…
- Linh kiện bị giảm dung lượng
- Vận hành thao tác sai quy trình
- và nhiều nguyên nhân khác
Khắc phục
- Không nên sử dụng công suất tải cao hơn công suất inverter
- Đo đạc linh kiện công suất như Fet, Igbt, tụ điện, điện trở… thấy con nào die thì thay thế. Chú ý nên thay linh kiện giống như linh kiện hư hỏng hoặc có công suất cao hơn
- Đối với các kênh sử dụng nhiều linh kiện giống nhau thì phải thay giống nhau hết
- Nhớ đo đạc hết các linh kiện nếu có thể, tránh bỏ sót linh kiện hư nào vì nếu không thay hết thì khi làm xong rồi test lại, có thể gây nổ và hư hỏng nặng hơn lúc mới sửa
3. Lỗi chập chờn
Lỗi này rất khó xác định là do bị gì, thường là do bo điều khiển có vấn đề, nên tốt nhất là có bo để thay thế là xong.
Một số tip kiểm tra như: xem lại các jack kết nối có bị lỏng không, hàn một số tiếp điểm lại, thay thế thử một số relay, xem dây kết nối có bị đứt…
4. Một số lỗi ít gặp khác
Lỗi hư inverter thì có rất nhiều mà không thể liệt kê ra hết được, chỉ có cách làm chung cho những trường hợp này như sau:
- Trước khi đo đạc hãy quan sát thật kỹ bo mạch xem có gì bất thường như: linh kiện bị nổ bay mất chân, tụ điện bị xì, dây nối bị đứt, lỏng bung ra,
- Xem bo mạch có bị cháy nổ, đường mạch có bị đứt do ăn mòn, tập quan sát vài lần rồi hẵng tháo ra mà đo đạc
- Tốt nhất nên đo đạc sơ qua hầu hết linh kiện một lượt, tất nhiên là không thể đo tất thảy các linh kiện có trên bo mạch được, mà hãy đo các linh kiện trước được gắn trên tấm nhôm tản nhiệt, các fet, igbt, transitor, diot….
- Sau khi thay thế linh kiện hư hỏng vào mạch, nên đo lại một lượt và chắc chắn rằng các linh kiện hỏng đã được thay thế hết. Nếu không hậu quả khá lớn, coi như bo mạch khó có cơ hội sửa lại nếu nó nổ tiếp
Trên đây là những gì chúng tôi hướng dẫn cách sửa chữa inveter năng lượng mặt trời cho các bạn tham khảo. Tất nhiên mỗi máy có những hư hỏng khác nhau và cách khắc phục cũng khác.
Nhưng chung quy đa phần đều hư hỏng những thành phần như ở trên đã đề cập tới, hy vọng sẽ mang lại nhiều bổ ích cho các bạn
Bên cạnh sửa chữa inverter, chúng tôi còn sửa chữa ups bộ lưu điện, nguồn ổn áp, cung cấp ups, ắc quy viễn thông…