Cách Đọc Vòng Màu Điện Trở và Cách Sửa Chữa Trong UPS

Điện trở là một linh kiện điện tử cơ bản nhất và gần như không thể thiếu ở bất kỳ mạch điện tử nào từ đơn giản tới phức tạp. Chúng đại điện cho sự cản trở dòng điện và có nhiều giá trị khác nhau tuỳ theo công dụng của  chúng trong từng mạch điện cụ thể.

Giá trị điện trở được thể hiện thông qua vòng màu của chúng in trên bề mặt và chúng ta cần phải biết cách đọc vòng màu điện trở một cách chính xác để xác định giá trị của chúng là bao nhiêu.

Bài viết này sẽ chia sẻ cách đọc vòng màu điện trở đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và ứng dụng điện trở trong một số bộ lưu điện cơ bản.

1. Khái Niệm Và Các Mã Màu Điện Trở

Điện trở là gì?

Điện trở là thành phần hạn chế dòng điện trong mạch điện, đo lường khả năng chống lại dòng điện. Giá trị điện trở được đo bằng đơn vị ohm (Ω). Điện trở càng cao, dòng điện trong mạch càng bị cản trở nhiều và ngược lại.

cach doc vong mau dien tro
                            Điện trở với những vòng màu khác nhau

Có nhiều loại điện trở được phân biệt theo công dụng như:

  • Điện trở thường
  • Điện trở công suất
  • Điện trở nhiệt
  • Điện trở sứ

Bên cạnh đó, điện trở được chia thành nhiều loại theo cấu tạo của chúng như:

  • Điện trở cacbon
  • Điện trở màng hay điện trở gốm kim loại
  • Điện trở dây quấn
  • Điện trở film
  • Điện trở bề mặt
  • Điện trở băng
  • Điện trở cacbon

Mã màu điện trở là gì?

Mã màu điện trở là số vòng màu khác nhau để thể hiện giá trị của điện trở và dung sai của chúng. Mỗi màu tương ứng với một con số hoặc hệ số nhất định. Các điện trở thường có từ 4 đến 6 vòng màu, và mỗi vòng đều có ý nghĩa riêng.

2. Ý Nghĩa Của Các Vòng Màu Điện Trở

Trước khi bắt đầu đọc giá trị điện trở, chúng ta cần biết về bảng mã màu tiêu chuẩn, tương ứng với các giá trị số học và dung sai. Dưới đây là bảng mã màu điện trở chuẩn:

ma mau dien tro
                    Vòng màu và giá trị tương ứng
Màu sắc điện trởSốNhân vớiDung sai (Sai số)
Đen0x1
Nâu1x10±1%
Đỏ2x100±2%
Cam3x1,000
Vàng4x10,000
Xanh lá5x100,000±0.5%
Xanh dương6x1,000,000±0.25%
Tím7x10,000,000±0.1%
Xám8±0.05%
Trắng9
Vàng kimx0.1±5%
Bạcx0.01±10%
Không màu±20%

Các vòng màu được đọc từ trái qua phải. Số vòng màu có thể thay đổi từ 4 đến 6 vòng:

  • Vòng 1 và 2: Biểu thị hai chữ số đầu tiên của giá trị điện trở.
  • Vòng 3: Là hệ số nhân, thể hiện độ lớn của giá trị điện trở.
  • Vòng 4 (hoặc 5, 6): Biểu thị dung sai, cho biết độ chính xác của giá trị điện trở thực tế so với giá trị lý thuyết.

3. Cách Đọc Giá Trị Điện Trở Từ Các Vòng Màu

Điện trở 4 vòng màu

Đây là loại điện trở thông dụng nhất. Khi gặp điện trở có 4 vòng màu, thứ tự đọc như sau:

  1. Vòng đầu tiên: Số thứ nhất của giá trị điện trở.
  2. Vòng thứ hai: Số thứ hai của giá trị điện trở.
  3. Vòng thứ ba: Hệ số nhân.
  4. Vòng thứ tư: Dung sai.

Ví dụ:

Một điện trở có các vòng màu: Nâu – Đen – Cam – Vàng kim.

dien tro 10k
             Điện trở 10KOhm
  • Vòng 1: Nâu (1)
  • Vòng 2: Đen (0)
  • Vòng 3: Cam (x1000)
  • Vòng 4: Vàng kim (dung sai ±5%)

Giá trị điện trở: 10 x 1000 = 10,000Ω (10 kΩ) với dung sai ±5%.

Điện trở 5 vòng màu

Điện trở 5 vòng màu thường có độ chính xác cao hơn. Cách đọc cũng tương tự điện trở 4 vòng, chỉ khác là ta có thêm một chữ số trong giá trị:

  1. Vòng đầu tiên: Số thứ nhất của giá trị điện trở.
  2. Vòng thứ hai: Số thứ hai của giá trị điện trở.
  3. Vòng thứ ba: Số thứ ba của giá trị điện trở.
  4. Vòng thứ tư: Hệ số nhân.
  5. Vòng thứ năm: Dung sai.

Ví dụ:

Một điện trở có các vòng màu: Đỏ – Tím – Đen – Cam – Nâu.

Điện Trở 10 KOhm 1W 1% 5 Vòng Màu
              Điện Trở 10 KOhm 1W 1% 5 Vòng Màu
  • Vòng 1: Nâu (1)
  • Vòng 2: Đen (0)
  • Vòng 3: Đen (0)
  • Vòng 4: Đỏ (x100)
  • Vòng 5: Nâu (dung sai ±1%)

Giá trị điện trở: 100 x 100 = 10,000Ω (10 kΩ) với dung sai ±1%.

Điện trở 6 vòng màu

Loại điện trở này thường được sử dụng trong các thiết bị đòi hỏi độ chính xác rất cao. Cách đọc tương tự như điện trở 5 vòng, chỉ khác là vòng thứ 6 biểu thị hệ số nhiệt độ (Temperature Coefficient).

  1. Vòng đầu tiên: Số thứ nhất của giá trị điện trở.
  2. Vòng thứ hai: Số thứ hai của giá trị điện trở.
  3. Vòng thứ ba: Số thứ ba của giá trị điện trở.
  4. Vòng thứ tư: Hệ số nhân.
  5. Vòng thứ năm: Dung sai.
  6. Vòng thứ sáu: Hệ số nhiệt độ.

Hệ số nhiệt độ thường được tính bằng ppm/°C, cho biết điện trở sẽ thay đổi bao nhiêu phần triệu khi nhiệt độ thay đổi mỗi độ C.

Ví dụ:

Một điện trở có các vòng màu: Đỏ – Tím – Đen – Cam – Nâu.

dien tro 6 vong mau
                        Điện trở 6 vòng màu 56KOhm
  • Vòng 1: Xanh lá (5)
  • Vòng 2: Xanh dương (6)
  • Vòng 3: Đen (0)
  • Vòng 4: Đỏ (x100)
  • Vòng 5: Vàng kim (dung sai ±5%)
  • Vòng 6: Vàng (25 ppm/°C)

Giá trị điện trở: 560 x 100 = 56,000Ω (56 kΩ) với dung sai ±1%, và hệ số nhiệt độ 25 ppm/°C

4. Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đọc Vòng Màu Điện Trở

  • Xác định hướng đọc: Khi đọc mã màu điện trở, cần chắc chắn xác định đúng hướng. Vòng dung sai (thường là vàng kim hoặc bạc) thường ở phía bên phải và cách xa các vòng còn lại.
  • Kiểm tra thông tin bổ sung: Đối với các điện trở có mã màu phức tạp hơn như 5 hoặc 6 vòng, cần chú ý kỹ hệ số nhân và hệ số nhiệt độ để tính toán chính xác.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Hiện nay, có nhiều công cụ trực tuyến hoặc ứng dụng trên điện thoại giúp bạn đọc mã màu điện trở dễ dàng. Điều này rất hữu ích khi làm việc với nhiều loại điện trở khác nhau trong thực tế.

5. Ứng Dụng Đọc Giá Trị Điện Trở Trong Sửa Chữa Mạch UPS

Khi xác định được cách đọc giá trị điện trở một cách thuần thục chúng ta có thể áp dụng vào công tác sửa chữa bộ lưu điện ups, biến tần, ti vi, tủ lạnh, bếp điện, các mạch điện tử bất kỳ….

do gia tri dien tro bang dong ho vom
                       Đo giá trị điện trở bằng đồng hồ VOM

Cách Làm:

  • Đọc giá trị điện trở dựa vào cách vòng màu trên bề mặt của chúng, đây là giá trị đúng
  • Dùng đồng hồ vom đo giá trị điện trở bằng cách đặt 2 que đo vào 2 đầu của chúng, sau đó đọc giá trị hiển thị
  • Nếu giá trị đo được bằng với giá trị chúng ta đọc thì điện trở vẫn còn sống
  • Nếu giá trị đo được lệch quá xa với giá trị đọc được (lớn hơn 20%) thì điện trở có vấn đề và cần được thay mới.
  • Nếu giá trị đo được gần hoặc bằng với giá trị đo được thì điện trở còn tốt

Trong một bo mạch thì điện trở sẽ được nối với giá trị linh kiện khác, do đó, để đo chính xác thì phải hút điện trở đó ra ngoài và tiến hành đo. Nếu để trong mạch đo thì giá trị sẽ không được chính xác.

6. Kết luận

Việc hiểu cách đọc vòng màu điện trở là một kỹ năng quan trọng cho bất kỳ ai làm việc với mạch điện tử. Với kiến thức này, bạn sẽ có thể xác định giá trị điện trở nhanh chóng và chính xác, từ đó đảm bảo thiết kế mạch hoạt động tốt và an toàn. Hãy luyện tập và áp dụng kiến thức này vào thực tế để trở nên thành thạo hơn!

Comments are closed.