Bộ lưu điện hay còn gọi là UPS là từ viết tắt của cụm từ Uninterruptible Power Supply là thiết bị điện tử có sử dụng bình ắc quy để cung cấp điên dự phòng cho thiết bị khi lưới điện bị sự cố.
Việc sử dụng Bộ Lưu Điện UPS sao cho bền, tăng tuổi thọ, hạn chế ups hư hỏng là mong muốn của hầu hết mọi người. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách sử dụng và vô tình làm hỏng UPS mà không hay.
Dưới dây chúng tôi xin chia sẻ những thói quen xấu cần tránh khi sử dụng Bộ Lưu Điện UPS hay gặp phải.
Cần Sửa Chữa – Bảo Trì UPS Tận Nơi liên hệ:
Hotline 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)
1. Chọn Sai Công Suất
- Đây là lỗi khá phổ biến và là nguyên nhân khách quan do người dùng làm hỏng UPS khá lớn, mỗi thiết bị UPS đều có ghi công suất biểu kiến (tính bằng KVA) và công suất thực (tính bằng KW) trên UPS
- Cách chọn công suất UPS đúng sẽ là: CS UPS > CS tổng thiết bị, đối với các tải cảm, tải có động cơ thì nên chọn công suất UPS lớn gấp 2, 3 lần công suất thiết bị định mức.
2. UPS Chạy Liên Tục
- Đồng ý rằng UPS được thiết kế cho chạy liên tục mà không cần phải tắt, tuy nhiên mỗi linh kiện điện tử đều có tuổi thọ sử dụng của nó. Vì thế, nếu có thể thì khi không sử dụng tới UPS nên tắt đi để sử dụng được lâu hơn.
- Bình ắc quy bên trong UPS khi cắm điện liên tục sẽ được nạp điện và trong thời gian lâu sẽ làm giảm tuổi thọ và không bền.
- Cách tắt (Off) UPS: bấm nút tắt nguồn và rút điện lưới ra luôn khỏi ổ điện, do một số UPS khi cắm điện thì sẽ có điện sạc cho ắc quy liên tục.
3. Không Bảo Trì UPS
- UPS khi đặt trong phòng hoạt động lâu ngày sẽ có rất nhiều bụi bặm, hơi nước, sợi…bám vào, lâu ngày sẽ làm oxy hóa, gãy chân linh kiện, ăn mòn ắc quy….
- Chỉ cần định kỳ 6 tháng bảo trì, vệ sinh xịt bụi 1 – 2 lần là đảm bảo UPS sẽ hoạt động trơn tru mà không lo hư hỏng.
- Ngoài ra, khi tháo UPS ra vệ sinh bảo trì có thể phát hiện các hư hỏng bất thường từ đó có kế hoạch xử lý luôn.
4. Đặt UPS Ở Nơi Không Tốt
- Đặt UPS nơi quá nóng, bụi nhiều, có ánh nắng trực tiếp, có mưa vào…là điều rất xấu và gây hỏng UPS ngay.
- Vị trí lắp đặt UPS nên trong phòng mát hoặc có máy lạnh, khô ráo, không có ánh sáng trực tiếp, và nhiệt độ không quá cao.
- Hệ thống UPS quan trọng thì cần trang bị máy lạnh và máy hút, và kiểm tra môi trường thường xuyên cũng như kết hợp việc bảo trì đầy đủ.
5. Để UPS Lâu Mà Không Sạc
- Bên trong mỗi Bộ lưu điện đều có bình ắc quy và nó có tính tự xả nếu không nạp điện trong thời gian dài.
- Vì vậy, nếu UPS không sử dụng thì định kỳ 3,4 tháng nên cắm điện lưới vào cho UPS được sạc điện, nếu không bình ắc quy ups sẽ bị xả cạn và hỏng.
6. UPS Cảnh Báo Nhưng Bỏ Qua
- Khi UPS có hư hỏng phát sinh bên trong thì sẽ cảnh báo bằng cách hiển thị lỗi trên màn hình, hoặc còi cảnh báo….
- Nên đọc kỹ cảnh báo này và có hướng xử lý gấp, để lâu có thể gây hư hỏng nặng hơn và tốn rất nhiều chi phí để khắc phục.
7. Sử Dụng Tải Có Động Cơ
- Tải có động cơ hoặc tải cảm nên trang bị UPS đặc chủng, có biến áp cách ly đầu ra để bảo vệ UPS khi sử dụng.
- Dòng khởi động của những thiết bị này rất lớn, do đó cần tư vấn chọn UPS công suất lớn hơn.
Trung Tâm Sửa Chữa Bộ Lưu Điện UPS Hàng Đầu Hiện Nay
Nếu các bạn cần tìm nơi cung cấp dịch vụ sửa chữa bộ lưu điện ups bị hỏng, cần thay bình ắc quy, mua ups mới, bảo trì vệ sinh, lắp đặt ups mới, cần tư vấn sử dụng….
Liên hệ ngay với trung tâm Toàn Tâm UPS – Nơi đáng tin cậy để bạn sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Liên hệ với chúng tôi để được phục vụ.