Cũng có khá nhiều câu hỏi của các bạn về vấn đề là phá mạch tự ngắt của Bộ lưu điện UPS Santak TG500, TG1000, Độ UPS Santak thành inverter, Chuyển đổi UPS thành inverter, Dùng UPS làm kích điện… nhằm tăng thời gian lưu điện (Backup) lên thay vì cứ mặc định chạy đúng 30 phút là UPS tự động tắt theo như thiết kế của nhà sản xuất.
Trên mạng cũng có khá nhiều bài viết hướng dẫn cách làm, ở đây mình không bàn luận vấn đề cách làm.
Hôm nay, trên quan điểm cá nhân mình là người đã đang sử dụng và phân phối các dòng sản phẩm ra thị trường, có sửa chữa hàng trăm bo mạch hư hỏng và nắm khá rõ về nguyên lý thiết kế nên chia sẻ cho các bạn về vấn đề này.
Tham khảo thêm:
Đầu tiên, mục đích các bạn phá mạch tự ngắt là gì
- Bạn phải là người phải trả lời câu hỏi này, theo mình đoán thì đa phần muốn tăng thời gian lưu điện của UPS lên hơn 30 phút, và sử dụng bình ắc quy có dung lượng lớn hơn bình mặc định. Tại nghe khá nhiều câu hỏi như vậy.
- Một phần khác có thể vì nghiên cứu học hỏi và thích khám phá, cái này dành cho các bạn sinh viên làm đồ án hoặc các bạn thích nghiên cứu. Hoặc a,b,c lý do nào đó…
Ở đây mình sẽ cho lời khuyên dưới góc độ về tính thương mại, chi phí, chất lượng, để cho lời khuyên khách quan và thuyết phục nhất.
KHÔNG nên phá mạch tự ngắt của UPS Santak TG500, TG1000 vì:
Nếu bạn là người với mục đích ở phần 1 phía trên tôi khuyên thật lòng không nên làm bời vì:
– Chi phí: Bạn mua 1 cái bo santak TG500 cũ tầm 100K, linh kiện mod tầm 100K thành 200K, chưa tính công và giá mua quạt tản nhiệt nếu có. Giả sư bạn mod lại thành công đi, lấy số tiền này bạn mua 01 Bộ lưu điện APC BX650 hoặc Ares 650 đã qua sử dụng, giá tầm 150K – 200K là có thể sử dụng ngon lành tất cả các chức năng của 1 UPS. Các UPS này có tính năng ổn áp, biến áp cách ly sài ổn định hơn dòng Santak TG500 nhiều.
– Chất lượng: Khi bạn đã can thiệp vào bo mạch rồi thì tôi chắc chắn rằng chất lượng sẽ không còn được như lúc đầu nữa. Mặc khác khi đã mod bỏ xong chức năng không tự động tắt sau 30 phút thì bạn phải hy sinh chức năng sạc của UPS. Vậy bạn mod ups làm gì nữa.
– Thương mại: Không có tính thương mại vì giá thành cao hơn, chất lượng thấp hơn. Mặc khác không còn là một UPS hoàn chỉnh khi mất đi chức năng sạc bình ắc quy.
Do đó, nếu bạn là người bình thường thôi sẽ không chọn cách làm này rồi đúng không.
Còn với mục đích nghiên cứu, làm đồ án, sinh viên có thể nghiên cứu và tham khảo cho biết thôi, chứ không ứng dụng được gì nhiều.
Giải pháp thay thế UPS Santak TG500, TG1000 tự ngắt là gì ?
Tất nhiên khi mình khuyên các bạn không nên làm theo thì sẽ có giải pháp thay thế hoàn hảo cả rồi. Mình có nói ở trên đó.
Dùng UPS APC BX650LI-MS, Ares 650VA, Prolink 650VA…và rất rất nhiều UPS khác thay thế nhược điểm mà UPS Santak đang mắc phải.
Đa phần các UPS này đều không ngắt sau khi chạy 30 phút ở chế độ backup, tuy nhiên nên lưu ý một số điểm sau:
- Dùng bình ắc quy lớn không quá 50Ah bởi vì mạch sạc chỉ 1A. Sài bình lớn quá có ưu điểm là tăng thời gian lưu điện lên nhưng mạch sạc lại nhỏ, nhược điểm sạc lâu và dễ bị hư.
- Hầu hết các UPS này không có quạt tản nhiệt, kể cả Santak TG500, TG1000, do đó nếu chạy backup quá lâu sẽ rất nóng. Nên thêm quạt tản nhiệt vào.
- Đấu nối bình ắc quy vào chú ý đúng cực, sai cực sẽ làm hỏng, nhẹ thì cháy cầu chì, nặng thì hư linh kiện.
Tóm lại, nếu ai đó có ý định tìm cách phá mạch tự ngắt UPS Santak TG500, TG1000 để tăng thời gian lưu điện lên thì nên bỏ ý tưởng đó ngay. Tội gì phải làm cho mệt, mất công, mất tiền, không hiệu quả…Thay vào đó chọn mua 01 loại khác có đầy đủ chức năng, rẻ hơn, tốt hơn mà sài.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ UPS Toàn Tâm – 0906 394 871