phan mem update firmware apc ups (1)

Hướng Dẫn Update Firmware UPS APC Chi Tiết

Hiện này các dòng Bộ Lưu Điện UPS APC đều có firmware và cho phép chúng được update lên phiên bản cao nhất để cải tiến, nâng cao tính năng và khắc phục sự cố an ninh ngày càng tốt hơn.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ bài viết hướng dẫn update firmware ups apc đơn giản, dễ làm và thực hành thực tế trên rất nhiều ups thành công.

1. Update Firmware UPS APC Những Dòng Nào

Hiện nay UPS APC có rất nhiều dòng sản phẩm từ Line Interactive tới Online, tuy nhiên chỉ một số dòng

Smart-UPS dưới đây mới hỗ trợ việc update.

Dòng Smart-UPS được hỗ trợ update:

  • CSH, SCL, SMC, SMT, SMTL, SMX, SRT, SRTL, SRYL, XP và dòng XU

Dòng UPS APC không hỗ trợ update:

  • Các mẫu UPS có tiền tố SRC, SU, SUA, SUM, SURT, SURTA, SURTD
  • SMX750, SMX1000, SMX1500 có ID 11 và phần mềm UPS 02.x hoặc thấp hơn. Các thiết bị này là thiết bị 120 V được sản xuất trước mã ngày 1037. Mã ngày là 4 số đầu tiên trong số sê-ri của bạn. (ví dụ: Số sê-ri AS 1036 123456 sẽ không được hỗ trợ.)

Chính vì thế, nếu sản phẩm của bạn được diện update thì tiếp tục đọc tiếp để tiến hành làm, còn ngược lại thì không nên tiếp tục vì có thể xảy ra hư hỏng không mong muốn.

2. Các Cách Update Firmware UPS APC

Việc update firmware ups apc có nhiều cách, thông thường sẽ có 5 cách dưới đây hay làm nhất đó là:

  • Kết nối Serial và Firmware Upgrade Wizard
  • Kết nối qua giao diện web của Network Management Card (NMC)
  • Kết nối qua Smart-Connect
  •  Kết nối qua ổ đĩa flash USB

Và cách thường được sử dụng và được khuyến nghị bởi APC đó là cách kết nối Serial và Firmware Upgrade Wizard, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cách làm này, vì chỉ cần thành thạo 1 cách là chúng ta đã làm được rồi.

3. Các Bước Thực Hiện Update Firmware UPS APC

Trước khi bắt đầu thì việc update có thể xảy ra những hư hỏng không đáng có nếu thực hiện sai cách, do đó, các bạn nên đọc qua những chỉ dẫn dưới đây:

Sự cố

Trình hướng dẫn nâng cấp chương trình cơ sở (FUW) là phương pháp cập nhật phổ biến và được ưa chuộng nhất.

Nếu đã cài đặt phiên bản trước của Firmware Upgrade Wizard hoặc Firmware Images, hãy xóa phiên bản cũ và tải xuống bản sửa đổi mới nhất.

Bạn có thể tìm thấy liên kết để tải xuống tất cả các tệp cần thiết ở cuối tài liệu này.

QUAN TRỌNG: Một số mẫu UPS không hỗ trợ cập nhật chương trình cơ sở bằng kết nối USB. Để cập nhật chương trình cơ sở của các bộ UPS này bằng Firmware Upgrade Wizard, bạn phải sử dụng kết nối cục bộ qua cáp nối tiếp.  Bạn phải sử dụng cáp nối tiếp đi kèm với UPS.  

Tham khảo bảng bên dưới để xác minh hỗ trợ USB.  

Link truy cập vào bảng: https://www.apc.com/us/en/faqs/FA279197/ (Link 1)

Môi trường Yêu Cầu

Các yêu cầu hệ thống cho Trình hướng dẫn nâng cấp chương trình cơ sở như sau:
Hệ điều hành: Windows 7, 8.1 Pro 64-bit, Windows 10, Windows 11, Windows Server 2016, Windows Server 2019, Windows Server 2022

Các bước thực hiện Update Firmware Ups APC

– Sử dụng dây kết nối Serial nối từ cổng serial UPS tới máy tính

– Xác định ID của UPS

– Tải phần mềm Upgrade Wizard và Firmware mới nhất về

– Chạy phần mềm Upgrade Wizard và Load file để update

a. Kết nối dây Serial từ UPS tới máy tính

Hầu hết khi mua UPS APC mới đều có sẵn dây này từ nhà sản xuất, chỉ việc cắm từ máy tính vào tới ups là xong.

day ket noi serial ups apc
Dây kết nối serial

Nếu máy tính chỉ có cổng USB thì nên mua thêm dây chuyển từ cổng USB RS232 Serial to 9 Pin D-Sub Male Cable 940-0024C để cắm vào.

b. Xác định ID của UPS APC

Mỗi UPS APC đều có ID để làm căn cứ khi chúng ta tiến hành update, cách xem ID như bên dưới:

Trên màn hình LCD của UPS, nhần vào menu Esc–> About –> nhấn nút lên/xuống cho tới khi nó hiện ra chữ ID.

cach xac dinh id ups apc
ID UPS APC SMTL: 1026

c. Tải phần mềm

– Tải phần mềm Upgrade Firmware tại đây: https://ckmcontent.se.com/ckmContent/sfc/servlet.shepherd/document/download/0698V00000kwrQZQY

tải về và chạy file LaunchFUW.

– Tải Firmware: bạn vào link truy cập bảng (link 1) ở trên để tải về firmare phù hợp với ID của UPS.

bang xac dinh id ups apc
Bảng tải firmware

d. Chạy Upgrade Wizard và update

Sau khi tải được firmware về máy tính rồi, chúng ta chạy phần mêm upgrade wizard, mở file LaunchFUW lên và tiến hành nạp.

phan mem update firmware apc ups (1)
Phần mềm Upgrade Wizard

Bằng cách nhấp next và theo hướng dẫn bảng hiện ra và làm.

tới mục chọn file để update, thì chúng ta trỏ tới file mới tải về để chạy chạy xong chương trình báo ok là chúng ta đã hoàn thành.

Ghi chú : 

  1. *Đối với các model UPS SRT có ID1001, chương trình cơ sở UPS phải được cập nhật hai lần. Trước tiên, hãy cập nhật chương trình cơ sở UPS bằng SRT1001UPS_02-9.enc. Thao tác này sẽ thay đổi UPS ID thành 1013. Sau khi cập nhật hoàn tất, hãy thực hiện cập nhật chương trình cơ sở một lần nữa bằng SRT1013UPS_15-0.enc.
  2. Như được hiển thị trong bảng trên (link 1), trong một số trường hợp, có hai hoặc nhiều hình ảnh chương trình cơ sở được liệt kê cho cùng một UPS ID. Việc lựa chọn tệp thích hợp được thực hiện bởi một tính năng mới trong Firmware Upgrade Wizard, tính năng này chỉ hiển thị chương trình cơ sở mới nhất và có liên quan cho UPS được kết nối. 
  3. Nếu cập nhật qua USB không được hỗ trợ hoặc nếu cập nhật qua cáp nối tiếp, phải sử dụng cáp nối tiếp đi kèm với UPS.
  4. Nếu cập nhật một đơn vị UPS do báo động “Cần cập nhật chương trình cơ sở” hoặc “Lỗi hệ thống pin 0800”, các bộ pin ngoài PHẢI được kết nối khi thực hiện cập nhật. Nếu nhiều bộ pin ngoài được kết nối sau đó và sự cố tái diễn, phải thực hiện lại bản cập nhật chương trình cơ sở với tất cả các bộ pin được kết nối. Việc cập nhật một đơn vị UPS SRT có thể mất tới 20 phút để hoàn tất. Càng nhiều bộ pin ngoài được kết nối, quá trình cập nhật có thể mất nhiều thời gian hơn.
  5. Trong những trường hợp hiếm hoi, bản cập nhật chương trình cơ sở UPS có thể không tự động cài đặt sau khi tệp chương trình cơ sở được chuyển đến UPS.

KHÔNG NGẮT KẾT NỐI CÁP GIAO TIẾP UPS, KHỞI ĐỘNG LẠI MÁY TÍNH HOẶC CỐ GẮNG TẮT UPS TRONG QUÁ TRÌNH CẬP NHẬT PHẦN SƯU TẬP.

Trên đây là cách hướng dẫn update firmware apc ups chi tiết nhất, hy vọng sẽ mang lại nhiều bổ ích cho các bạn.

Hiện chúng tôi đang cung cấp ups apc chính hãng, sửa chữa ups apc linh kiện chính hãng và các dịch vụ liên quan tới UPS.

Hotline: 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)

cau tao bo luu dien cua cuon

Cấu Tạo Của Bộ Lưu Điện Cửa Cuốn

Mỗi căn nhà có trạng bị cửa cuốn hầu như phải cần có bộ lưu điện cửa cuốn (UPS – Uninterruptible Power Supply) là thiết bị không thể khi cúp điện xảy ra để cấp nguồn dự phòng cho motor cửa.

Nó giúp đảm bảo cửa cuốn có thể hoạt động bình thường ngay cả khi mất điện đột ngột. Vậy cấu tạo của bộ lưu điện cửa cuốn là gì và hoạt động của nó ra sao?

Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về thành phần chính và nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện cửa cuốn, giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này.


1. Bộ lưu điện cửa cuốn là gì?

Bộ lưu điện cửa cuốn (UPS) là một thiết bị điện tử có nhiệm vụ cung cấp năng lượng dự phòng cho hệ thống cửa cuốn trong trường hợp nguồn điện chính bị mất hoặc gặp sự cố.

Khi có sự cố điện, bộ lưu điện sẽ tự động chuyển đổi nguồn năng lượng dự phòng (từ ắc quy) thành điện xoay chiều AC để đảm bảo cửa cuốn vẫn có thể hoạt động.

UPS không chỉ giúp bảo vệ cửa cuốn khỏi các tình trạng mất điện mà một số lưu điện cửa cuốn cao cấp còn có thể lọc nhiễu, ổn áp, ổn tần cấp cho motor cửa cuốn tốt hơn.

2. Cấu tạo chính của bộ lưu điện cửa cuốn

Một bộ lưu điện cửa cuốn thường gồm 2 thành phần chính: Bo mạch và ắc quy

cau tao bo luu dien cua cuon
Cấu tạo bên trong lưu điện cửa cuốn

2.1. Bo mạch

Bao gồm:  Bộ biến đổi điện DC/DC,  DC/AC, Bộ Sạc và Bộ chuyển mạch

 a. Bộ đổi điện DC/DC

Đây là khối có nhiệm vụ biến đổi điện DC thấp lên DC cao, cụ thể là từ điện áp bình ắc quy (thường là 24VDC lên 300VDC (tạo điện áp BUS).

Linh kiện chính: Fet 3205, ic lái 3525, biến áp xung, diot, điện trở….hoặc linh kiện tương đương

khoi dc dc ups cua cuon
Khối DC/DC

Hoạt động: Điện áp từ bình ắc quy là 24VDC, khi chúng ta nhấn nút nguồn (ON) thì kích hoạt khối DC/DC hoạt động, điện áp từ 24VDC sẽ qua FET 3205 dao động PUSH PULL tạo điện áp biến thiên bên cuộn sơ cấp biến áp xung và cho ra điện áp xoay chiều bên cuộn thứ cấp.

Lúc này điện AC tạo ra được chỉnh lưu thông qua cầu diot và nạp và tụ điện (tụ bus), điện áp bus lúc này khoảng 300VDC.

b. Bộ biến đổi DC/AC

Khối này làm nhiệm vụ biến đổi điện áp Bus (300VDC) được tạo ra từ khối DC/DC thành điện áp xoay chiều 220VAC.

Linh kiện chính: Linh kiện chính: IRFP450, LM324, LM339, NE555 diot, điện trở,….

khoi dc ac ups cua cuon
Khối DC/AC

Hoạt động: Lúc này điện áp bus 300vdc sẽ được luân phiên nhau tắt mở thông qua cầu 4 fet sẽ tạo ra điện áp AC cho ngõ ra. Các IC LM324, LM339, NE555 đóng vai trò tạo xung lái cho các Fet.

c. Bộ sạc

Đây là khối có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều AC thành điện 1 chiều DC để sạc cho bình ắc quy.

Linh kiện chính: biến áp sắt, LM317, điện trở diot….

Hoạt động:  Điện áp xoay chiều qua biến áp để giảm điện áp xuống quanh 30VAC, điện áp này sẽ thông qua LM317 và một số linh kiện nữa để tạo ra điện áp sạc chuẩn cho ắc quy là 27.4VDC – dòng sạc 0,5 – 1A.

d. Bộ chuyển mạch

Đây là bộ có nhiệm vụ chuyển trạng thái ups hoạt động từ chế độ điện lưới sang ắc quy và ngược lại.

Linh kiện chính: Relay (rờ le), IC358, điện trở, diot…

Hoạt động: Khi có điện lưới được nhận biết thông qua IC358 sẽ kích hoạt relay đóng và lúc này điện lưới sẽ chạy trực tiếp ra tải. Và khi không có điện lưới thì relay sẽ mở và điện lúc này được tạo ra từ bình ắc quy.

2.2 Ắc quy

Ắc quy là loại khô kín khí không cần bảo dưỡng, tuổi thọ trên 3 năm thường được sử dụng nhiều nhất, thông thường sử dụng 2 bình ắc quy 12VDC mắc nối tiếp thành 24VDC.

binh acquy vision cp1270 12v7ah chinh hang
Bình ắc quy vision 12V7Ah

Ắc quy một số hãng hay sử dụng như ac quy long, csb, vision, globe…

Chú ý chọn 2 bình ắc quy phải giống nhau về: thương hiệu, dung lượng, lô sản xuất


3. Nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện cửa cuốn

Nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện cửa cuốn khá đơn giản và hiệu quả. Khi nguồn điện chính hoạt động bình thường, UPS sẽ ở chế độ chạy trực tiếp từ điện lưới tới ngõ ra và mách sạc ắc quy hoạt động. Khi xảy ra sự cố mất điện, UPS sẽ tự động chuyển sang sử dụng năng lượng từ ắc quy để cấp điện cho cửa cuốn.

Quá trình chuyển đổi từ nguồn điện chính sang ắc quy diễn ra nhanh chóng, thường chỉ mất vài mili giây, đảm bảo không có gián đoạn trong hoạt động của cửa cuốn.


4. Lợi ích của việc sử dụng bộ lưu điện cho cửa cuốn

a. Bảo vệ trong tình huống khẩn cấp
Việc sử dụng bộ lưu điện giúp bạn có thể mở hoặc đóng cửa cuốn ngay cả khi mất điện, điều này rất quan trọng trong các tình huống khẩn cấp như cháy nổ hoặc khi cần ra khỏi nhà gấp.

b. Bảo vệ thiết bị
UPS giúp bảo vệ cửa cuốn khỏi các sự cố điện như quá tải, điện áp cao, hoặc sụt áp đột ngột. Nhờ đó, hệ thống cửa cuốn hoạt động bền bỉ hơn, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc.

c. Tiết kiệm chi phí bảo trì
Nhờ UPS, bạn không cần lo lắng về việc bảo trì cửa cuốn thường xuyên do hỏng hóc do điện. Điều này giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và thay thế các linh kiện.


5. Cách lựa chọn bộ lưu điện cửa cuốn phù hợp

Để lựa chọn được bộ lưu điện cửa cuốn phù hợp, bạn cần quan tâm đến một số yếu tố sau:

  • Công suất của UPS: Hãy đảm bảo rằng công suất của bộ lưu điện đủ để đáp ứng nhu cầu của hệ thống cửa cuốn nhà bạn. Công suất quá nhỏ có thể khiến UPS không cung cấp đủ điện năng khi mất điện, gây ảnh hưởng đến hoạt động của cửa cuốn.
  • Dung lượng ắc quy: Nếu nhà bạn thường xuyên gặp tình trạng mất điện, bạn nên chọn bộ lưu điện có dung lượng ắc quy lớn để có thể sử dụng trong thời gian dài.
  • Thương hiệu uy tín: Trên thị trường có nhiều thương hiệu bộ lưu điện, nhưng bạn nên chọn những thương hiệu uy tín, đã được kiểm chứng về chất lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng.

6. Một số lưu ý khi sử dụng bộ lưu điện cửa cuốn

Để sử dụng UPS cửa cuốn một cách hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của thiết bị, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Bảo dưỡng định kỳ: Kiểm tra và bảo dưỡng UPS định kỳ để đảm bảo ắc quy và các bộ phận khác hoạt động tốt. Thay ắc quy khi cần thiết để tránh tình trạng cạn kiệt năng lượng.
  • Không để UPS quá tải: Tránh kết nối thêm các thiết bị khác vào bộ lưu điện cửa cuốn để ngăn chặn quá tải và hỏng hóc.
  • Đặt UPS ở nơi thoáng mát: UPS cần được đặt ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ẩm ướt để tránh làm giảm tuổi thọ của ắc quy.

Kết luận

Bộ lưu điện cửa cuốn là một thiết bị quan trọng và cần thiết trong mọi gia đình sử dụng cửa cuốn. Hiểu rõ cấu tạo của bộ lưu điện cửa cuốn giúp bạn chọn lựa và sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả nhất, bảo vệ cửa cuốn và tài sản của gia đình khỏi các sự cố điện bất ngờ.

Bài viết trên đã giải thích chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện cửa cuốn, hy vọng giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thiết bị này. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hoặc sửa chữa lưu điện cửa cuốn nhà mình liên hệ ngay cho chúng tôi

Hotline 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)

binh ac quy sac bao lau thi day

Làm Sao Biết Bình Ắc Quy Đã Sạc Đầy

Bình ắc quy là một sản phẩm được sử dụng khá nhiều trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống, chính vì thế trong quá trình sử dụng và bảo sẽ phát sinh khá nhiều thắc mắc, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp một vài câu hỏi thường gặp như: Làm sao biết bình ắc quy đã sạc đầy, bình sạc đầy bao nhiêu vôn, nạp ắc quy ô tô bao lâu thì đầy, làm sao biết bình ắc quy hết điện….

I. Nhận Biết Bình Ắc Quy Sạc Đầy

Để biết bình ắc quy đã sạc đầy, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau:

  1. Sử dụng chỉ báo trên bộ sạc: Nhiều bộ sạc (nạp) ắc quy (pin sạc) có đèn báo trạng thái, dung lượng. Khi ắc quy đã đầy, đèn báo thường chuyển sang màu xanh lá cây hoặc tắt (tuỳ loại sạc). Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của bộ sạc để hiểu cách đèn báo hoạt động.
  2. Kiểm tra điện áp: Dùng đồng hồ đo vôn kế hoặc đồng hồ vạn năng (multimeter) để đo điện áp của ắc quy. Khi bình ắc quy đã sạc đầy, điện áp của nó thường nằm trong khoảng sau (tuỳ loại ắc quy):
    • Ắc quy axit-chì (lead-acid) 12V: Thường đầy ở khoảng 13V đến 13.3V.
    • Ắc quy lithium 12V: Điện áp đầy đủ có thể từ 13V đến 13.5V hoặc cao hơn, tùy thuộc vào cấu trúc của ắc quy.
    • Ắc quy tính theo cell: điện áp mỗi cell tầm 1.6 – 2.3V
      binh ac quy sac bao lau thi day
      Bình ắc quy đã được sạc đầy
  3. Kiểm tra dòng sạc: Khi ắc quy gần đầy, dòng sạc sẽ giảm dần và ngừng hoàn toàn khi sạc đầy. Một số bộ sạc hiện đại có tính năng ngừng sạc tự động khi phát hiện ắc quy đã đầy.
  4. Kiểm tra nhiệt độ: Trong trường hợp sạc thủ công, khi ắc quy đầy, nhiệt độ có thể tăng lên. Nếu bạn thấy bình ắc quy quá nóng, hãy ngừng sạc ngay lập tức để tránh hư hại.

II. Nạp Ắc Quy Ô Tô Bao Lâu Thì Đầy

Thời gian nạp ắc quy ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại ắc quy, dung lượng (Ah), tình trạng ắc quy và công suất của bộ sạc. Thông thường, bạn có thể tham khảo các khoảng thời gian sau:

  1. Sạc nhanh (nếu có tính năng):
    • Đây là phương pháp sạc boost bằng dòng sạc lớn trong thời gian ngắn, chủ yếu để phục hồi bình bị sunfat hóa hoặc bình bị cạn kiệt. Không nên sạc cho những bình ắc quy bình thường
    • Một số bộ sạc nhanh có thể nạp đầy ắc quy trong khoảng 1 – 3 giờ.
  2. Sạc tiêu chuẩn:
    • Thời gian nạp đầy ắc quy tiêu chuẩn thường mất 8 – 16 giờ. Dòng sạc khoảng 0,1 – 0,15 dung lượng ắc quy
    • Ví dụ: Nếu ắc quy có dung lượng 70Ah và bộ sạc có dòng &A, sẽ mất khoảng 8 giờ để sạc đầy từ khi hết điện. cach tinh thoi gian nap day acquy ups
  3. Sạc bằng nguồn điện trên xe ô tô:
    • Khi ắc quy được sạc bởi bộ phát điện trên xe trong quá trình chạy, thời gian sạc có thể mất từ 1 – 2 giờ tuỳ thuộc vào điều kiện sử dụng.

Lưu ý:

  • Nên sử dụng bộ sạc phù hợp với ắc quy để tránh quá tải hoặc gây hư hỏng.
  • Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng ắc quy để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất tốt.

III. Làm Sao Biết Bình Ắc Quy Hết Điện

Để biết bình ắc quy hết điện, bạn có thể kiểm tra qua một số dấu hiệu sau:

  1. Điện áp giảm thấp: Dùng vôn kế (hoặc đồng hồ đo điện) để đo điện áp của bình ắc quy. Bình ắc quy 12V là điện áp danh định, thực tế thường có điện áp khoảng 12.8 – 13.3V khi đầy và dưới 12.5V khi cạn. Nếu điện áp dưới 12.5V thì coi như bình ắc quy yếu, dưới 12V thì bình ắc quy hết điện.dien ap acquy bi sunfat hoa

  2. Bộ lưu điện và thiết bị yếu hoặc không hoạt động: Nếu các thiết bị sử dụng bình ắc quy như UPS, đèn, còi, hoặc các thiết bị điện khác hoạt động yếu hoặc không hoạt động, đó có thể là dấu hiệu bình ắc quy đang hết điện.
  3. Xe khởi động khó hoặc không khởi động: Đối với ắc quy xe ô tô, xe máy, xe điện… nếu xe khó khởi động hoặc không thể khởi động được thì khả năng cao bình ắc quy đã hết điện hoặc yếu.
  4. Thời gian sử dụng ngắn hơn bình thường: Nếu bình ắc quy hết điện nhanh hơn so với bình thường dù mới được sạc đầy, đó có thể là dấu hiệu của bình đã cạn hoặc bị hỏng.
  5. Kiểm tra dung dịch trong bình (nếu là bình ắc quy nước): Với các bình ắc quy nước, nếu dung dịch trong bình giảm thấp hoặc có hiện tượng ngả màu, đó cũng có thể là dấu hiệu bình ắc quy đã cạn điện hoặc hỏng.
  6. Sử dụng thiết bị kiểm tra chuyên dụng: Các thiết bị kiểm tra ắc quy chuyên dụng có thể đo dung lượng, nội trở và tình trạng của bình ắc quy để xác định chính xác xem bình còn điện hay không.
  7. Bình ắc quy đã đến tuổi thọ: Với bình ắc quy thông thường tuổi thọ sử dụng thực tế tầm 3 – 5 năm, có bình 7 – 10 năm.Vì thế khi bình đạt đến tuổi thọ này thì nên thay bình mới.

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên kiểm tra kỹ bình ắc quy hoặc mang đến nơi bảo dưỡng để được kiểm tra và tư vấn thay thế nếu cần.

IV. Nơi Cung Cấp Bình Ắc Quy Chính Hãng

Chúng tôi là trung tâm chuyên cung cấp bình ắc quy chính hãng các hãng lớn nhỏ trên thị trường cho các ứng dụng khác nhau như:

và nhiều hãng khác,

Chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ về bình ắc quy như:

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)

phan mem ups viewpower

Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm ViewPower

1. Tổng quan về phần mềm ViewPower

 1.1. Giới thiệu

ViewPower là phần mềm quản lý UPS hoàn hảo cho người dùng gia đình và doanh nghiệp. Nó có thể giám sát và quản lý từ một đến nhiều UPS trong môi trường mạng LAN hoặc INTERNET. Nó không chỉ có thể ngăn ngừa mất dữ liệu do mất điện và tắt hệ thống an toàn mà còn lưu trữ dữ liệu lập trình và UPS tắt theo lịch trình.

Phần mềm ViePower được sử dụng cho nhiều thương hiệu UPS như FSP, Salicru, Vertiv...bên cạnh những UPS Santak, APC … thường xài những phần mềm riêng biệt.

 1.2. Cấu trúc

ViewPower bao gồm dịch vụ ViewPower, GUI (giao diện người dùng) và biểu tượng ViewPower. Dịch vụ ViewPower là cốt lõi của phần mềm ViewPower. Đây là một chương trình hệ thống chạy ở phần cuối.

Nó sẽ giao tiếp với UPS, ghi lại sự kiện, thông báo cho người dùng về các sự kiện và thực hiện lệnh theo yêu cầu của người dùng.

GUI được vận hành trong Trình duyệt và giao tiếp với chương trình phần cuối. Người dùng có thể
theo dõi UPS để biết trạng thái, thông tin theo thời gian thực và sửa đổi các thông số cài đặt UPS thông qua GUI.

viewpower ups
Phần mềm Viewpower giám sát UPS

Biểu tượng ViewPower là công cụ quản lý cho phần mềm ViewPower. Khi ViewPower được kích hoạt,
sẽ có một biểu tượng phích cắm màu cam nằm trên thanh tác vụ. Nó cũng sẽ hiển thị hộp thoại bật lên để cho biết trạng thái UPS hiện tại.
LƯU Ý1: Biểu tượng khay chỉ tồn tại trong hệ điều hành Windows.

LƯU Ý2: Trình duyệt được hỗ trợ: Internet Explorer, Mozilla, Firefox, Netscape Navigator, Google Chrome, Safari, Opera, Avant Browser và Deepnet Explorer.

 1.3. Ứng dụng

  • Giám sát và quản lý UPS cục bộ được kết nối với máy tính cục bộ
  • Giám sát và quản lý các UPS khác (có cài đặt phần mềm) trong LAN
  • Giám sát và quản lý từ xa các UPS khác qua INTERNET từ PC từ xa (có phần mềm được cài đặt)

 1.4. Tính năng

  • Cho phép kiểm soát và giám sát nhiều UPS qua LAN và INTERNET
  • Biểu đồ động theo thời gian thực của dữ liệu UPS (điện áp, tần số, mức tải, dung lượng pin)
  • Tắt hệ điều hành an toàn và bảo vệ khỏi mất dữ liệu khi mất điện
  • Thông báo cảnh báo qua báo động bằng âm thanh, màn hình bật lên, phát sóng, tin nhắn di động và email
  • Lên lịch bật/tắt UPS, kiểm tra pin, điều khiển ổ cắm có thể lập trình và điều khiển báo động bằng âm thanh
  • Bảo vệ an ninh bằng mật khẩu và quản lý truy cập từ xa

2. Cài đặt và gỡ cài đặt ViewPower

 2.1. Yêu cầu hệ thống

  • Bộ nhớ vật lý ít nhất 512 MB (khuyến nghị 1 GB)
  •  Ít nhất 1 GB dung lượng ổ cứng
  •  Cần có quyền quản trị viên
  • Màn hình có hơn 16 bit màu và độ phân giải 800 x 600 trở lên được khuyến nghị
  • Giao thức TCP/IP phải được cài đặt để quản lý mạng
  • Cần có cổng giao tiếp khả dụng (cổng nối tiếp RS232 hoặc cổng USB)
  • Các nền tảng được phần mềm hỗ trợ được liệt kê dưới đây:
    – Windows 2000/XP/2003/Vista/2008/2012 (32 bit & x64 bit)
    – Windows 7 / 8 (32 bit & x64 bit)- Windows SBS 2011
    – Linux RedHat 8, 9
    – Linux RedHat Enterprise AS3, AS5, AS6 (32­bit)
    – Linux RedHat Enterprise AS6 (64­bit)
    – Linux RedHat Enterprise 5.2 (32­bit & 64­bit)
    – Linux SUSE 10 (32­bit & 64­bit)
    – Linux Ubuntu 8.X, 9.X, 10.X (32­bit)
    – Linux Ubuntu 10.X (64­bit)
    – Linux Ubuntu 12.04 (32­bit & 64­bit)
    – Linux Mint 14.1 (32­bit & 64­bit)
    – Linux Fedora 5
    – Linux OpenSUSE 11.2 (32­bit & 64­bit)
    – Linux Debian 5.x, 6.x (32­bit)
    – Linux Debian 6.x (64­bit)
    – Mac OS 10.5
    – Mac OS 10.6 / 10.7 / 10.8 (x64­bit)
    – Solaris 10 for x8

 2.2. Cài đặt phần mềm

Bước 1: Chèn đĩa CD phần mềm vào CD ROM. Sẽ hiển thị menu cài đặt hoặc bạn có thể chạy autorun.exe để bắt đầu cài đặt trong thư mục CD. Tham khảo sơ đồ 2-1.

cai dat phan mem viewpower
Hình 2-1

Bước 2: PC sẽ hiển thị màn hình sau như Sơ đồ 2-2. Sau đó nhấp vào nút “cài đặt” để bắt đầu cài đặt.

phan mem ups viewpower
Hình 2-2

Bước 3: Sau khi nhấp vào cài đặt, nó sẽ hiển thị quá trình cài đặt đang diễn ra. Tham khảo sơ đồ 2-3

phan mem viewpower cho ups
Hình 2-3

Bước 4: Chọn ngôn ngữ mong muốn và nhấp vào “OK” như sơ đồ 2-4

viewpower for ups
Hình 2-4

Bước 5: Nhấp vào “Tiếp theo” để chuyển sang màn hình tiếp theo như Sơ đồ 2-5.

setup viewpoer
Hình 2-5

Bước 6: Nhấp vào nút “Choose” để thay đổi thư mục mặc định. Sau khi chọn thư mục
đã cài đặt, nhấp vào nút “Next”. Tham khảo sơ đồ sau 2-6.

phan mem ups vỉewpower
Hình 2-6

Bước 7: Chọn thư mục lối tắt và nhấp vào nút “Tiếp theo”. Tham khảo sơ đồ sau 2-7.

phan mem ups view power
Hình 2-7

Bước 8: Nó sẽ hiển thị tóm tắt phần mềm trước khi cài đặt. Nhấp vào nút “Cài đặt” để bắt đầu cài đặt và tham khảo Sơ đồ 2-8.

viewpower bo luu dien
Hình 2-8

Bước 9: Nhấp vào nút “Xong” để xác nhận cài đặt hoàn tất. Tham khảo Sơ đồ 2-9.

cai dat phan mem ups
Hình 2-9

Lưu ý: Vui lòng gỡ cài đặt phiên bản trước trước khi cài đặt phần mềm phiên bản mới.
Nếu phát hiện ViewPower đã cài đặt trong quá trình cài đặt, nó sẽ nhắc nhở người dùng gỡ cài đặt phiên bản cũ trước. Tham khảo Sơ đồ 2-10.

phan mem view power ups
Hình 2-10

 2.3. Gỡ cài đặt phần mềm

Lưu ý: Trước khi gỡ cài đặt phần mềm, trước tiên bạn phải dừng tất cả các chương trình phần mềm và sau đó đăng nhập với tư cách là “Quản trị viên”! Nếu không, bạn không thể gỡ cài đặt hoàn toàn.
Vui lòng chọn Bắt đầu >> Tất cả chương trình >> ViewPower >> Gỡ cài đặt. Sau đó, làm theo
hướng dẫn trên màn hình để gỡ cài đặt phần mềm.

3. Ứng dụng khay dịch vụ

Trình cài đặt sẽ để lại một biểu tượng phím tắt trên màn hình nền của bạn. Chỉ cần nhấp vào phím tắt. Sau đó, phần mềm sẽ khởi động và hiển thị biểu tượng phích cắm màu cam nằm trên thanh tác vụ.

Để khởi chạy GUI, hãy nhấp đúp vào biểu tượng phích cắm hoặc chọn “Mở màn hình” bằng cách nhấp vào nút phải của con chuột. Tham khảo sơ đồ bên dưới. Hoặc, sử dụng phương pháp Menu Bắt đầu; Bắt đầu >> Tất cả Chương trình >> ViewPower >> ViewPower.

  3.1. Khởi động Monitor (Start Monitor)

Phần mềm này sẽ tự động được kích hoạt khi cài đặt dưới dạng ứng dụng dịch vụ. Lúc này, người dùng có thể giám sát UPS từ xa thông qua trình duyệt web ngay cả khi người dùng không đăng nhập vào hệ điều hành.
Nếu không thể đăng ký thành công ứng dụng dịch vụ khi khởi động service tray service, ứng dụng giám sát sẽ tự động kích hoạt. Nếu ứng dụng bị lỗi hoặc dừng thủ công, chỉ cần nhấp vào “Khởi động Monitor” để kích hoạt.

“Start Monitor” sẽ kiểm tra xem ứng dụng giám sát có được đăng ký là ứng dụng dịch vụ hay không.
Nếu thành công, phần mềm này sẽ được kích hoạt từ chế độ dịch vụ. Nếu không, phần mềm này sẽ được kích hoạt ở chế độ giám sát. Người dùng có thể xác định chế độ ứng dụng từ biểu tượng khay như bên dưới:

  • Ứng dụng giám sát không được kích hoạt thành công:
  • Ứng dụng giám sát được kích hoạt ở chế độ dịch vụ:
  • Ứng dụng giám sát được kích hoạt ở chế độ ứng dụng:

 3.2. Dừng giám sát (Stop Monitor)

Nhấp vào “Dừng giám sát” để dừng ứng dụng giám sát.

 3.3. Cấu hình

 3.3.1. Sửa đổi cổng

Nếu xảy ra xung đột cổng, bạn có thể sửa đổi giá trị của cổng khay. Cài đặt mặc định cho cổng khay được liệt kê như bên dưới:

  • Cổng dịch vụ Web: 15178
  • Cổng tắt dịch vụ Web: 8005
  • Cổng AJP: 8009

Bạn có thể sửa đổi giá trị của cổng khay thành bất kỳ số nào từ 0 đến 65536. Nếu sử dụng mục nhập giá trị, hệ thống sẽ nhắc nhở người dùng nhập lại một số khác.
LƯU Ý 1: Vui lòng KHÔNG sửa đổi giá trị cổng trừ khi xảy ra xung đột cổng. Việc sửa đổi này sẽ ảnh hưởng đến trang web giám sát từ xa. Ví dụ: nếu thay đổi cổng dịch vụ web thành 15177, thì trang web giám sát từ xa sẽ thay đổi thành:
http://xxx.xxx.xxx.xxx:15177/ViewPower
LƯU Ý 2:Để tránh xung đột có thể xảy ra, vui lòng KHÔNG nhập giá trị có ít hơn 4 chữ số.

  3.3.2. Cài đặt Bắt đầu và Thoát ViewPower

Tham khảo phần B trong Sơ đồ 31 để biết cấu hình chi tiết về cài đặt khởi động và thoát ViewPower:

  • Kiểu khởi động máy chủ: Nếu chọn “Tự động”, phần mềm sẽ tự động khởi động khi PC được bật. Nếu chọn “Thủ công”, người dùng phải khởi động thủ công phần mềm ViewPower.
  • Thoát để dừng giám sát: Nếu chọn, nó sẽ thoát hoàn toàn phần mềm mà không dịch vụ giám sát. Nếu không chọn, nó sẽ tiếp tục dịch vụ giám sát ở phần cuối ngay cả khi thoát khỏi phần mềm.

  3.3.3. Nâng cấp phần mềm

Tham khảo phần C trong Sơ đồ 3-1 để biết cấu hình chi tiết cho nâng cấp trực tuyến:

  • Chỉ định URL cho các tệp cập nhật: Đây là thư mục để cập nhật trực tuyến
    phần mềm. Vui lòng không thay đổi trừ khi được nhà cung cấp phần mềm hướng dẫn.
  • Lưu tệp vào: Thư mục để lưu tệp.
  • Cập nhật tự động trực tuyến: Nếu được chọn, nó sẽ tự động kiểm tra xem có bất kỳ
    phiên bản mới nào được khởi chạy trực tuyến sau mỗi 1 giờ không.
  • Nếu áp dụng nâng cấp trực tuyến, vui lòng làm theo bên dưới để cấu hình:

1. Chọn “Áp dụng cấu hình proxy”;
2. Nhập địa chỉ IP và cổng của máy chủ;
3. Nếu yêu cầu xác thực ID, hãy chọn “Bật xác thực” và nhập
Tên người dùng và Mật khẩu.

Kiểm tra kết nối: Nhấp vào nút này để kiểm tra xem tất cả các cấu hình đã được thiết lập tốt chưa.

  3.3.4. Cấu hình đã lưu

Nhấp vào nút “Áp dụng” để lưu tất cả các thay đổi trong trang Cấu hình. Nhấp vào “Hủy” để dừng
thay đổi.

man hinh hien thi ups legrand

Bảng Mã Lỗi UPS Legrand và Cách Sửa Chữa

I. Giới Thiệu UPS Legrand

Bộ lưu điện UPS Legrand  hay gọi là Daker DK là thương hiệu xuất xứ từ Pháp, là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia đã phổ biến trên hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới. Legrand cũng là bộ lưu điện khá được ưa chuộng ở những dự án vừa và lớn.

Trải qua quá trình sử dụng lâu dài theo thời gian, UPS cũng sẽ phát sinh những lỗi không mong muốn từ đó có thể làm hỏng UPS và ảnh hưởng tới phụ tải, không cung cấp một nguồn điện ổn định dành cho thiết bị.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ bảng mã lỗi UPS Legrand thường gặp và cách xử lý đơn giản, dễ làm, một số lỗi chỉ cần thực hiện theo cách làm dưới đây là có thể xử lý được.

Sửa chữa UPS Legrand tận nơi –> 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)

bang ma loi ups lagrand
Bảng Panel hiển thị thông số UPS Legrand

II. Bảng Mã Lỗi UPS Legrand

  1. Những lưu ý trước khi sử dụng

  • UPS được thiết kế để cung cấp điện cho thiết bị xử lý dữ liệu; Tải sử dụng không được vượt quá tải được ghi trên nhãn phía sau của UPS.
  • Nút BẬT/TẮT của UPS không cách ly điện các bộ phận bên trong. Để cách ly UPS, hãy rút phích cắm UPS khỏi ổ cắm điện chính.
  • Không mở hộp đựng UPS vì có thể có các bộ phận bên trong có điện áp cao nguy hiểm ngay cả khi phích cắm điện đã được ngắt kết nối; không có bộ phận nào bên trong mà người dùng có thể sửa chữa.
  • Bảng điều khiển phía trước được cung cấp để vận hành thủ công; Không ấn vào bảng điều khiển bằng các vật sắc hoặc nhọn.
  • UPS Daker DK hay UPS Santak, APC,…. hay bất kỳ ups nào cũng được thiết kế để hoạt động trong phòng sạch, kín, không có chất lỏng dễ cháy hoặc chất ăn mòn và không quá ẩm ướt.
  • Không đặt gần các thiết bị tạo ra từ trường điện mạnh và/hoặc gần các thiết bị nhạy cảm với điện từ trường điện (động cơ, đĩa mềm, loa, bộ chuyển đổi, màn hình, video, v.v…)
  • Không đổ bất kỳ chất lỏng nào vào UPS hoặc bên trong UPS.
  • Không đặt UPS ở môi trường ẩm ướt hoặc gần chất lỏng, chẳng hạn như nước, dung dịch hóa chất…
  • Không để UPS tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào.
  • Giữ sạch các khe thông gió để tản nhiệt của UPS.
  • Sử dụng cáp nguồn nối đất để kết nối UPS với nguồn điện chính.
  • Không cắm máy in laser vào UPS vì dòng điện khởi động cao.
  • Không cắm các thiết bị điện trong nhà, chẳng hạn như máy sấy tóc, máy điều hòa và tủ lạnh vào
    các ổ cắm UPS.

  2. Màn hình LCD hiển thị

UPS Legrand Daker DK hiển thị thông số thông qua màn hình LCD, có đầy đủ thông số và chi tiết như hình dưới đây:

man hinh hien thi ups legrand
Màn hình LCD UPS Legrand

1. Bảng điều khiển LCD
2. Đèn LED xanh lá cây cho biết UPS có thể chạy ở chế độ dự phòng (backup).
3. Đèn LED xanh lá cây liên tục cho biết điện áp đầu vào nằm trong ngưỡng hoạt động của UPS.
Đèn LED xanh lá cây nhấp nháy cho biết điện áp đầu vào nằm trong phạm vi chấp nhận của UPS
4. Đèn LED xanh lá cây cho biết ngõ vào Bypass là bình thường
5. UPS BẬT/Tắt báo động
6. Quay lại trang trước hoặc thay đổi cài đặt của UPS.
7. Xác nhận cài đặt đã thay đổi.
8. Quay lại trang tiếp theo.
9. Công tắc TẮT UPS
10. Đăng nhập/đăng xuất chức năng đặc biệt
11. UPS đang hoạt động ở chế độ ECO (Tiết kiệm).
12. Đèn LED báo động UPS

Màn hình LCD hiển thị các biểu tượng như:

ma loi bo luu dien legrand
LCD hiển thị các biểu tượng biểu thị trạng thái UPS

1. Điện lưới hoặc nguồn Bypass

2. Bình ắc quy yếu

3. Ắc quy bất thường

4. UPS quá tải

5. UPS hoạt động trong một chế độ đặc biệt

6. Một sự chuyển đổi mất điện đã xảy ra trong đầu ra của ups

7. Ngõ vào Bypass của UPS bất thường

8. Điện lưới bất thường

9. UPS tắt

10. UPS khoá bất thường

11. Biểu đồ luồng UPS

12.Màn hình đo lường 4 chữ số

13. Chỉ ra mục được đo lường

14. EPO là tắt khẩn cấp

15. ERxx: lỗi, xx là mã lỗi sẽ được chỉ ra chi tiết ở bên dưới.

  3. Mã lỗi chi tiết Bộ lưu điện Legrand và hướng xử lý

Những mã lỗi này áp dụng cho những dòng UPS online 1kva, 2kva, 3kva, 6kva, 10kva…

1. Er05: Pin/ắc quy yếu hoặc chết –> thay thế bình ắc quy cho ups
2. Er06: Ngắn mạch đầu ra –> cách ly tải và kiểm tra thiết bị chập mạch
3. Er10: Quá dòng inverter –> liên hệ trung tâm sửa chữa ups legrand chính hãng
4. Er11: Quá nhiệt UPS –> xem quạt tản nhiệt và lối thoát gió 
5. Er12: Quá tải đầu ra UPS –> hạ tải sử dụng xuống                                                                                                                                            7. Er15: Quy trình sai để vào chế độ bảo trì –> xem lại thao tác bảo trì và vận hành
6. Er14: Lỗi quạt –> thay thế quạt mới                                                                                                           
8. Er16: Lỗi cài đặt tham số đầu ra trong hệ thống song song (đối với 6-10kVA) –> cài đặt tham số đúng
9. Er17: Số ID xung đột trong hệ thống song song hoặc Lỗi số ID trong một đơn vị (đối với 6-10kVA) –> xem lại cách đặt thông số ID
10. Er18: 
11. Er21: Lỗi giao tiếp song song (giao tiếp dây bị ngắt kết nối hoặc không tìm thấy ID1 UPS) trong hệ thống song song (đối với 6-10kVA) –> kiểm tra lại cài đặt chế độ song song                                                                                                                                                12.Er24: Chế độ CVCF với đầu vào Bypass
13. Er27: UPS phải được vận hành ở chế độ bình thường trong hệ thống song song (cho 6-10kVA) –> kiểm tra ups chạy bình thường không
14. Er28: Hết thời gian chờ quá tải Bypass và đầu ra cắt –> hạ bớt tải                                                                                                                15.Er31: Cài đặt của cả bo mạch điều khiển và bo mạch điều khiển không khớp với nhau –> cài đặt thông số cho khớp
16. Er33: Quá nhiệt máy biến áp bị cô lập –> xem lại tản nhiệt
17 Er** Mã lỗi khác

ups legrand 3kva tan so 60hz
                         UPS Legrand 3KVA lựa chọn số 1 hiện nay

III. Các Bước Phòng Tránh Lỗi và Bảo Dưỡng UPS Legrand

Để đảm bảo hệ thống UPS Legrand hoạt động ổn định và bền bỉ, bạn nên thực hiện các bước bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ sau đây:

  • Kiểm tra môi trường hoạt động: Đặt UPS ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt và bụi bẩn.
  • Kiểm tra kết nối định kỳ: Đảm bảo rằng tất cả các cáp kết nối và dây dẫn đều được gắn chặt và không bị hư hỏng.
  • Bảo trì pin: Thay pin khi đến hạn, tránh sử dụng pin quá thời gian quy định.
  • Cập nhật phần mềm điều khiển: Luôn cập nhật các phiên bản phần mềm và firmware mới nhất để UPS hoạt động hiệu quả nhất.
tu dien la gi

Tụ điện là gì? Cấu tạo và phân loại tụ điện

Tụ điện là gì, đây là một linh kiện điện tử quan trọng trong các mạch điện tử, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng từ mạch điện tử gia dụng đến các hệ thống điện công nghiệp như bộ lưu điện ups, tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy tính, ….. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về tụ điện là gì, cấu tạo và phân loại của chúng.

1. Tụ điện là gì?

Tụ điện (capacitor) là một linh kiện điện tử thụ động có khả năng lưu trữ năng lượng dưới dạng điện trường. Chúng được sử dụng để lưu trữ và giải phóng điện năng trong một khoảng thời gian ngắn. Khi tụ điện được nối với một nguồn điện, nó sẽ tích tụ điện tích và tạo ra một điện trường giữa hai bản cực của nó.

Tụ điện có hai cực, được gọi là bản cực dương và bản cực âm. Điện tích được tích lũy trên bề mặt các bản cực này, với điện tích dương tích lũy trên bản cực dương và điện tích âm tích lũy trên bản cực âm.

tu dien la gi
Tụ điện với nhiều loại khác nhau

Tụ điện có nhiều ứng dụng trong mạch và chúng thường được sử dụng để tích trữ năng lượng, lọc nguồn, truyền tín hiệu, và điều chỉnh điện áp….

2. Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điện tương đối đơn giản, bao gồm hai bản cực dẫn điện và một lớp cách điện nằm giữa chúng. Cấu trúc cụ thể của tụ điện bao gồm:

cau tao cua tu dien
Cấu tạo bên trong của tụ điện
  • Hai bản cực: Hai bản cực của tụ điện thường được làm từ các vật liệu dẫn điện như nhôm, đồng hoặc các hợp kim dẫn điện khác. Hai bản cực này có kích thước và khoảng cách giữa chúng khác nhau tùy theo loại tụ điện.
  • Chất cách điện: Chất cách điện giữa hai bản cực được gọi là chất điện môi. Chất điện môi có thể là không khí, gốm sứ, giấy, mica, dầu, hoặc các loại polymer khác nhau. Chất điện môi đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định dung lượng của tụ điện và khả năng chịu điện áp.
  • Vỏ bọc: Phần vỏ bọc ngoài của tụ điện giúp bảo vệ linh kiện bên trong khỏi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, và tác động vật lý. Vỏ bọc có thể được làm từ nhựa, kim loại hoặc các vật liệu tổng hợp.

Tụ điện sử dụng lâu ngày có thể giảm dung lượng làm ảnh hưởng tới chức năng của nó, trong một số bộ lưu điện ups thì tụ điện hay bị giảm dung lượng và cần được thay thế và bảo trì bộ lưu điện ups thường xuyên để giảm thiểu rủi ro hư hỏng.

Các thông số kỹ thuật của tụ điện:

  • Điện dung (Capacitance): Đây là giá trị quan trọng nhất của tụ điện, đo lường khả năng lưu trữ điện tích của tụ. Đơn vị đo dung lượng là Farad (F), tuy nhiên, các giá trị thông thường của tụ điện trong các mạch điện tử là microfarad (μF), nanofarad (nF), và picofarad (pF).

C = ξ . S / d trong đó:

Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)

ξ : Là hằng số điện môi.

d : là chiều dày của lớp cách điện.

S : là diện tích bản cực của tụ điện.

  • Điện áp làm việc (Working Voltage): Đây là mức điện áp tối đa mà tụ điện có thể chịu được trước khi bị hỏng. Nếu vượt quá điện áp này, tụ điện có thể bị phá huỷ và gây nổ.
  • Điện môi: Là lớp cách điện có điện trở suất cao
  • Độ rò rỉ (Leakage Current): Đây là dòng điện nhỏ chạy qua tụ điện ngay cả khi tụ đã được cách điện. Độ rò rỉ càng thấp, chất lượng tụ điện càng tốt.

3. Phân loại tụ điện

Tụ điện được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, từ chất liệu cấu tạo đến chức năng và ứng dụng. Dưới đây là một số loại tụ điện phổ biến:

3.1. Phân loại theo chất điện môi

  1. Tụ gốm (Ceramic Capacitors): Đây là loại tụ điện phổ biến nhất, tụ này không phân cực nên cắm theo chiều nào cũng được, sử dụng chất điện môi bằng gốm. Tụ gốm có kích thước nhỏ, độ bền cao và dung lượng thấp. Chúng thường được sử dụng trong các mạch tần số cao như mạch khuếch đại và lọc tín hiệu.
    tu gom la gi
    Tụ Gốm
  2. Tụ giấy (Paper Capacitors): Tụ giấy có cấu tạo từ chất điện môi là giấy và thường được ngâm trong dầu để tăng cường tính cách điện. Loại tụ này có dung lượng trung bình và thường được sử dụng trong các mạch có điện áp cao.
    tu giay la gi
    Tụ Giấy
  3. Tụ mica (Mica Capacitors): Tụ mica sử dụng chất điện môi là mica, có độ ổn định cao và ít bị thay đổi dung lượng khi nhiệt độ thay đổi. Chúng thường được sử dụng trong các mạch tần số cao.
    tu mica
    Tụ Mica (tụ kẹo)
  4. Tụ điện phân (Electrolytic Capacitors): Loại tụ này sử dụng chất điện môi là oxit kim loại và có dung lượng lớn hơn nhiều so với các loại tụ khác. Tụ điện phân được phân cực nên khi gắn phải đúng chiều,  thường được sử dụng trong các mạch nguồn, nơi yêu cầu khả năng lưu trữ năng lượng lớn.
    tu hoa
                                      Tụ Hoá
  5. Tụ film (Film Capacitors): Đây là loại tụ sử dụng các màng mỏng polymer làm chất điện môi. Tụ film có dung lượng từ nhỏ đến lớn và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ mạch lọc cho đến mạch khuếch đại.
    tu film
                 Tụ Film

3.2. Phân loại theo cấu trúc

  1. Tụ tròn (Radial Capacitors): Tụ tròn có hai chân ra ở cùng một phía của tụ điện và thường được gắn lên bảng mạch in. Loại này thường được sử dụng trong các mạch điện tử thông thường.
  2. Tụ dẹt (Axial Capacitors): Tụ dẹt có hai chân ra ở hai đầu của tụ, giúp dễ dàng lắp đặt trong các mạch điện lớn hơn.

3.3. Phân loại theo ứng dụng

  1. Tụ lọc (Filter Capacitors): Loại tụ này được sử dụng để lọc nhiễu trong các mạch điện, đặc biệt là mạch nguồn và mạch âm thanh.
  2. Tụ ghép (Coupling Capacitors): Tụ ghép thường được sử dụng để truyền tín hiệu giữa hai phần của mạch mà không cho dòng điện một chiều đi qua.
  3. Tụ bù (Power Factor Correction Capacitors): Tụ bù được sử dụng trong các hệ thống điện công nghiệp để cải thiện hệ số công suất và giảm thiểu tổn thất năng lượng.
  4. Tụ khởi động (Start Capacitors): Tụ khởi động thường được sử dụng trong các động cơ điện xoay chiều để cung cấp một lượng năng lượng bổ sung khi khởi động động cơ.

3.4. Phân loại theo dung lượng và điện áp

  1. Tụ điện có dung lượng nhỏ: Các tụ điện có dung lượng từ vài picofarad đến vài microfarad thường được sử dụng trong các mạch điện tử nhỏ.
  2. Tụ điện có dung lượng lớn: Tụ có dung lượng lớn từ vài chục microfarad đến hàng ngàn microfarad thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và mạch điện nguồn.

4. Ứng dụng của tụ điện

Tụ điện có vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:

  • Lọc nhiễu: Tụ điện giúp lọc nhiễu tần số cao trong các mạch điện tử, đặc biệt là trong các mạch nguồn và mạch xử lý tín hiệu.
  • Lưu trữ năng lượng: Trong các mạch điện, tụ điện có thể lưu trữ một lượng năng lượng lớn điển hình như tụ Bus trong bộ lưu điện và giải phóng nó khi cần thiết. Các hư hỏng thường gặp của bộ lưu điện ups thường liên quan tới tụ điện
  • Khởi động động cơ: Trong các động cơ xoay chiều, tụ điện được sử dụng để cung cấp năng lượng bổ sung khi khởi động, giúp động cơ quay mạnh mẽ và ổn định hơn.
  • Cải thiện hệ số công suất: Trong các hệ thống điện công nghiệp, tụ điện bù được sử dụng để cải thiện hệ số công suất, giúp giảm tổn thất điện năng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng.

5. Tổng kết

Tụ điện là gì thông qua những chia sẻ trên, có thể hiểu tụ điện là một linh kiện điện tử không thể thiếu trong các mạch điện tử và hệ thống điện công nghiệp. Với khả năng lưu trữ năng lượng và lọc nhiễu, tụ điện đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định của các thiết bị điện tử và hệ thống điện. Việc hiểu rõ cấu tạo, phân loại và ứng dụng của tụ điện sẽ giúp chúng ta áp dụng chúng một cách hiệu quả hơn trong thực tiễn.

ma mau dien tro

Cách Đọc Vòng Màu Điện Trở và Cách Sửa Chữa Trong UPS

Điện trở là một linh kiện điện tử cơ bản nhất và gần như không thể thiếu ở bất kỳ mạch điện tử nào từ đơn giản tới phức tạp. Chúng đại điện cho sự cản trở dòng điện và có nhiều giá trị khác nhau tuỳ theo công dụng của  chúng trong từng mạch điện cụ thể.

Giá trị điện trở được thể hiện thông qua vòng màu của chúng in trên bề mặt và chúng ta cần phải biết cách đọc vòng màu điện trở một cách chính xác để xác định giá trị của chúng là bao nhiêu.

Bài viết này sẽ chia sẻ cách đọc vòng màu điện trở đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và ứng dụng điện trở trong một số bộ lưu điện cơ bản.

1. Khái Niệm Và Các Mã Màu Điện Trở

Điện trở là gì?

Điện trở là thành phần hạn chế dòng điện trong mạch điện, đo lường khả năng chống lại dòng điện. Giá trị điện trở được đo bằng đơn vị ohm (Ω). Điện trở càng cao, dòng điện trong mạch càng bị cản trở nhiều và ngược lại.

cach doc vong mau dien tro
                            Điện trở với những vòng màu khác nhau

Có nhiều loại điện trở được phân biệt theo công dụng như:

  • Điện trở thường
  • Điện trở công suất
  • Điện trở nhiệt
  • Điện trở sứ

Bên cạnh đó, điện trở được chia thành nhiều loại theo cấu tạo của chúng như:

  • Điện trở cacbon
  • Điện trở màng hay điện trở gốm kim loại
  • Điện trở dây quấn
  • Điện trở film
  • Điện trở bề mặt
  • Điện trở băng
  • Điện trở cacbon

Mã màu điện trở là gì?

Mã màu điện trở là số vòng màu khác nhau để thể hiện giá trị của điện trở và dung sai của chúng. Mỗi màu tương ứng với một con số hoặc hệ số nhất định. Các điện trở thường có từ 4 đến 6 vòng màu, và mỗi vòng đều có ý nghĩa riêng.

2. Ý Nghĩa Của Các Vòng Màu Điện Trở

Trước khi bắt đầu đọc giá trị điện trở, chúng ta cần biết về bảng mã màu tiêu chuẩn, tương ứng với các giá trị số học và dung sai. Dưới đây là bảng mã màu điện trở chuẩn:

ma mau dien tro
                    Vòng màu và giá trị tương ứng
Màu sắc điện trởSốNhân vớiDung sai (Sai số)
Đen0x1
Nâu1x10±1%
Đỏ2x100±2%
Cam3x1,000
Vàng4x10,000
Xanh lá5x100,000±0.5%
Xanh dương6x1,000,000±0.25%
Tím7x10,000,000±0.1%
Xám8±0.05%
Trắng9
Vàng kimx0.1±5%
Bạcx0.01±10%
Không màu±20%

Các vòng màu được đọc từ trái qua phải. Số vòng màu có thể thay đổi từ 4 đến 6 vòng:

  • Vòng 1 và 2: Biểu thị hai chữ số đầu tiên của giá trị điện trở.
  • Vòng 3: Là hệ số nhân, thể hiện độ lớn của giá trị điện trở.
  • Vòng 4 (hoặc 5, 6): Biểu thị dung sai, cho biết độ chính xác của giá trị điện trở thực tế so với giá trị lý thuyết.

3. Cách Đọc Giá Trị Điện Trở Từ Các Vòng Màu

Điện trở 4 vòng màu

Đây là loại điện trở thông dụng nhất. Khi gặp điện trở có 4 vòng màu, thứ tự đọc như sau:

  1. Vòng đầu tiên: Số thứ nhất của giá trị điện trở.
  2. Vòng thứ hai: Số thứ hai của giá trị điện trở.
  3. Vòng thứ ba: Hệ số nhân.
  4. Vòng thứ tư: Dung sai.

Ví dụ:

Một điện trở có các vòng màu: Nâu – Đen – Cam – Vàng kim.

dien tro 10k
             Điện trở 10KOhm
  • Vòng 1: Nâu (1)
  • Vòng 2: Đen (0)
  • Vòng 3: Cam (x1000)
  • Vòng 4: Vàng kim (dung sai ±5%)

Giá trị điện trở: 10 x 1000 = 10,000Ω (10 kΩ) với dung sai ±5%.

Điện trở 5 vòng màu

Điện trở 5 vòng màu thường có độ chính xác cao hơn. Cách đọc cũng tương tự điện trở 4 vòng, chỉ khác là ta có thêm một chữ số trong giá trị:

  1. Vòng đầu tiên: Số thứ nhất của giá trị điện trở.
  2. Vòng thứ hai: Số thứ hai của giá trị điện trở.
  3. Vòng thứ ba: Số thứ ba của giá trị điện trở.
  4. Vòng thứ tư: Hệ số nhân.
  5. Vòng thứ năm: Dung sai.

Ví dụ:

Một điện trở có các vòng màu: Đỏ – Tím – Đen – Cam – Nâu.

Điện Trở 10 KOhm 1W 1% 5 Vòng Màu
              Điện Trở 10 KOhm 1W 1% 5 Vòng Màu
  • Vòng 1: Nâu (1)
  • Vòng 2: Đen (0)
  • Vòng 3: Đen (0)
  • Vòng 4: Đỏ (x100)
  • Vòng 5: Nâu (dung sai ±1%)

Giá trị điện trở: 100 x 100 = 10,000Ω (10 kΩ) với dung sai ±1%.

Điện trở 6 vòng màu

Loại điện trở này thường được sử dụng trong các thiết bị đòi hỏi độ chính xác rất cao. Cách đọc tương tự như điện trở 5 vòng, chỉ khác là vòng thứ 6 biểu thị hệ số nhiệt độ (Temperature Coefficient).

  1. Vòng đầu tiên: Số thứ nhất của giá trị điện trở.
  2. Vòng thứ hai: Số thứ hai của giá trị điện trở.
  3. Vòng thứ ba: Số thứ ba của giá trị điện trở.
  4. Vòng thứ tư: Hệ số nhân.
  5. Vòng thứ năm: Dung sai.
  6. Vòng thứ sáu: Hệ số nhiệt độ.

Hệ số nhiệt độ thường được tính bằng ppm/°C, cho biết điện trở sẽ thay đổi bao nhiêu phần triệu khi nhiệt độ thay đổi mỗi độ C.

Ví dụ:

Một điện trở có các vòng màu: Đỏ – Tím – Đen – Cam – Nâu.

dien tro 6 vong mau
                        Điện trở 6 vòng màu 56KOhm
  • Vòng 1: Xanh lá (5)
  • Vòng 2: Xanh dương (6)
  • Vòng 3: Đen (0)
  • Vòng 4: Đỏ (x100)
  • Vòng 5: Vàng kim (dung sai ±5%)
  • Vòng 6: Vàng (25 ppm/°C)

Giá trị điện trở: 560 x 100 = 56,000Ω (56 kΩ) với dung sai ±1%, và hệ số nhiệt độ 25 ppm/°C

4. Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đọc Vòng Màu Điện Trở

  • Xác định hướng đọc: Khi đọc mã màu điện trở, cần chắc chắn xác định đúng hướng. Vòng dung sai (thường là vàng kim hoặc bạc) thường ở phía bên phải và cách xa các vòng còn lại.
  • Kiểm tra thông tin bổ sung: Đối với các điện trở có mã màu phức tạp hơn như 5 hoặc 6 vòng, cần chú ý kỹ hệ số nhân và hệ số nhiệt độ để tính toán chính xác.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Hiện nay, có nhiều công cụ trực tuyến hoặc ứng dụng trên điện thoại giúp bạn đọc mã màu điện trở dễ dàng. Điều này rất hữu ích khi làm việc với nhiều loại điện trở khác nhau trong thực tế.

5. Ứng Dụng Đọc Giá Trị Điện Trở Trong Sửa Chữa Mạch UPS

Khi xác định được cách đọc giá trị điện trở một cách thuần thục chúng ta có thể áp dụng vào công tác sửa chữa bộ lưu điện ups, biến tần, ti vi, tủ lạnh, bếp điện, các mạch điện tử bất kỳ….

do gia tri dien tro bang dong ho vom
                       Đo giá trị điện trở bằng đồng hồ VOM

Cách Làm:

  • Đọc giá trị điện trở dựa vào cách vòng màu trên bề mặt của chúng, đây là giá trị đúng
  • Dùng đồng hồ vom đo giá trị điện trở bằng cách đặt 2 que đo vào 2 đầu của chúng, sau đó đọc giá trị hiển thị
  • Nếu giá trị đo được bằng với giá trị chúng ta đọc thì điện trở vẫn còn sống
  • Nếu giá trị đo được lệch quá xa với giá trị đọc được (lớn hơn 20%) thì điện trở có vấn đề và cần được thay mới.
  • Nếu giá trị đo được gần hoặc bằng với giá trị đo được thì điện trở còn tốt

Trong một bo mạch thì điện trở sẽ được nối với giá trị linh kiện khác, do đó, để đo chính xác thì phải hút điện trở đó ra ngoài và tiến hành đo. Nếu để trong mạch đo thì giá trị sẽ không được chính xác.

6. Kết luận

Việc hiểu cách đọc vòng màu điện trở là một kỹ năng quan trọng cho bất kỳ ai làm việc với mạch điện tử. Với kiến thức này, bạn sẽ có thể xác định giá trị điện trở nhanh chóng và chính xác, từ đó đảm bảo thiết kế mạch hoạt động tốt và an toàn. Hãy luyện tập và áp dụng kiến thức này vào thực tế để trở nên thành thạo hơn!

may phat dien 3 pha la gi

Máy Phát Điện Xoay Chiều 3 Pha Là Gì

I. KHÁI NIỆM

Máy phát điện xoay chiều 3 pha là máy phát tạo ra nguồn điện 3 pha lệch pha nhau 120 độ giữa các pha và biến đổi cơ năng thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ. Khác với máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha sẽ có điện áp trên 3 pha và có số dây là 3 pha 4 dây hoặc 3 pha 3 dây.

Máy phát điện xoay chiều 3 pha cũng giống như bộ lưu điện ups thường được dùng để cấp điện dự phòng trong sinh hoạt, sản xuất và phục vụ kinh doanh như trong nhà máy công nghiệp, phát điện toà nhà, văn phòng, chung cư….Thường sử dụng ở những nơi có công suất lớn.

may phat dien 3 pha la gi
                               Một máy phát điện 3 pha

II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA

Máy phát điện xoay chiều 3 pha hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, một trong những nguyên lý cơ bản của điện từ học. Khi một dây dẫn được đặt trong từ trường biến thiên, nó sẽ cắt qua các đường sức từ trường, tạo ra một dòng điện cảm ứng trong dây dẫn.

Trong máy phát điện 3 pha, có ba cuộn dây được đặt cách nhau 120 độ trên một rotor. Khi rotor quay, từ trường sinh ra sẽ tác động lên các cuộn dây này, tạo ra ba dòng điện cảm ứng lệch pha nhau 120 độ. Do đó, điện áp và dòng điện đầu ra từ máy phát điện xoay chiều 3 pha cũng lệch pha 120 độ.

cau tao may phat dien xoay chieu 3 pha
                          Minh hoạt bên trong máy điện xoay chiều 3 pha

Điện áp được tạo ra từ máy phát điện 3 pha thường có dạng sóng hình sin và có thể được sử dụng để cấp điện cho nhiều loại tải khác nhau. Đặc biệt, khi tải được cân bằng đều trên ba pha, hệ thống điện sẽ hoạt động hiệu quả và ít bị rung lắc hơn so với hệ thống 1 pha.

III. Cấu Tạo Của Máy Phát Điện Xoay Chiều 3 Pha

Máy phát điện xoay chiều 3 pha thường bao gồm các bộ phận chính sau:

May-phat-dien-3-pha-la-gi
                     Cấu tạo một phát phát điện xoay chiều 3 pha

1. Tổng quan:

  • Động cơ: Nơi tạo ra điện áp 3 pha
  • Ắc quy: Là nơi cung cấp năng lượng điện cho bộ khởi động phát điện hoạt động, một số loại như ắc quy long, gs, …
  • Bồn chứa nhiên liệu: là xăng hoặc dầu diesel
  • Đầu phát điện: Là nơi điện được tạo ra nhờ đốt cháy nhiên liệu
  • Hệ thống khung chính: Nâng đỡ toàn bộ máy phát điện
  • Áp to mát: Để bật tắt điện ngõ ra cấp tới tải
  • Bản điều khiển: Nơi quan sát và cấu hình 
  • Ổn áp: Ổn định điện áp
  • Hệ thống xả: nhiên liệu sau khi được đốt sẽ xả ra
  • Hệ thống làm mát: Gồm các dung dịch để làm mát động cơ

2. Bên trong động cơ:

  • Rotor (phần cảm): Là phần chuyển động của máy phát điện, thường là một nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường.
  • Stator (phần ứng): Bao gồm các cuộn dây cố định, nơi dòng điện cảm ứng được sinh ra khi rotor quay.
  • Bộ điều chỉnh điện áp: Giúp kiểm soát điện áp đầu ra để đảm bảo máy phát điện cung cấp điện ổn định.
  • Hệ thống làm mát: Đảm bảo máy phát điện không bị quá nhiệt trong quá trình hoạt động, nhất là trong các ứng dụng công nghiệp liên tục.
  • Bộ truyền động: Giúp chuyển đổi động năng từ động cơ đốt trong hoặc một nguồn năng lượng khác thành năng lượng cơ học cho rotor quay.

IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA

Máy phát điện xoay chiều 3 pha có nhiều ưu điểm so với máy phát điện 1 pha:

  • Hiệu suất cao: Máy phát điện 3 pha cung cấp dòng điện ổn định và hiệu suất tốt hơn, đặc biệt là trong các ứng dụng công nghiệp có tải lớn.
  • Giảm hao phí năng lượng: Hệ thống 3 pha giúp giảm đáng kể tổn hao năng lượng so với hệ thống 1 pha.
  • Tiết kiệm dây dẫn: Đối với cùng một công suất truyền tải, hệ thống 3 pha cần ít dây dẫn hơn so với hệ thống 1 pha, giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu.
nha may phat dien xoay chieu 3 pha
                              Cung cấp máy phát điện 3 pha cho nhà máy
  • Khả năng truyền tải cao hơn: Hệ thống điện 3 pha có khả năng truyền tải điện năng lớn hơn, phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp quy mô lớn.
  • Hoạt động ổn định: Khi các tải được phân bố đều trên ba pha, hệ thống sẽ hoạt động ổn định và không gây rung lắc nhiều.

V. SO SÁNH MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA VÀ 1 PHA

Để hiểu rõ hơn về ưu điểm của máy phát điện xoay chiều 3 pha, hãy so sánh chúng với máy phát điện 1 pha:

  • Công suất truyền tải: Máy phát điện 3 pha có thể truyền tải điện năng lớn hơn so với máy phát điện 1 pha với cùng một tiết diện dây dẫn.
  • Độ ổn định: Máy phát điện 3 pha cung cấp điện áp ổn định hơn, đặc biệt khi tải được phân phối đều trên ba pha. Máy phát điện 1 pha thường gặp phải hiện tượng sụt áp khi tải lớn.
  • Tiết kiệm năng lượng: Hệ thống 3 pha giúp giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải, đặc biệt khi sử dụng ở khoảng cách xa.
  • Ứng dụng: Máy phát điện 1 pha thường phù hợp cho các ứng dụng gia đình hoặc văn phòng nhỏ, trong khi máy phát điện 3 pha được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp lớn.

VI. SO SÁNH MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA VÀ BỘ LƯU ĐIỆN UPS

Xét chung về chức năng thì máy phát điện xoay chiều 3 pha và Bộ lưu điện UPS đều cung cấp điện dự phòng, nhưng chúng có một số điểm khác nhau:

ups santak blazer 2200 pro

  • Nguyên lý cấu tạo hoạt động: Máy phát điện sử dụng nhiêu liệu đốt cháy để biến đổi thành điện năng trong khi UPS biến đổi điện một chiều từ ắc quy ups hoặc pin thành điện xoay chiều
  • Thời gian chuyển mạch: Máy phát điện sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để cấp điện cho tải trong khi UPS thời gian chuyển mạch là 0 mili giây không làm gián đoạn.
  • Nguồn điện tạo ra: Máy phát điện tạo ra nguồn điện sẽ không sạch và ổn định so với UPS đặc biệt là tần số biến động trong ngưỡng.
  • Kết nối: UPS có thể kết nối tới máy tính, giám sát, điều khiển tải, giám sát từ xa…trong khi máy phát điện ít chức năng hơn.
  • Giá thành: UPS sẽ có giá thành cao hơn máy phát điện khi so sánh cùng công suất

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về máy phát điện xoay chiều 3 pha, hy vọng sẽ đem lại nhiều bổ ích cho các bạn!

ups 650va luu dien bao lau

UPS 650VA Lưu Điện Được Bao Lâu

1. Tìm hiểu về UPS 650VA 

UPS 650VA là tên một bộ lưu điện (UPS) có công suất là 650VA, đây được coi là công suất gần như nhỏ nhất của một UPS, có một số dòng công suất 500VA là nhỏ nhất.

Tựu chung lại, UPS 650VA có công suất 650VA và thường có một bình ắc quy bên trong, dùng để lưu điện cho máy tính văn phòng, thiết bị pos, các thiết bị công suất bé với thời gian lưu điện nhỏ.

Một số model thường gặp như APC BX650, Emerson 650, Prolink 650,….

cach su dung ups apc bx650

a. Đơn Vị VA Là Gì

VA (Volt-Ampere) là một đơn vị đo công suất biểu kiến, được sử dụng để đo khả năng cung cấp điện của UPS. Nó được tính bằng cách nhân điện áp (V) với cường độ dòng điện (A). Tuy nhiên, công suất biểu kiến này không hoàn toàn đại diện cho công suất thực (W) mà thiết bị có thể cung cấp.

Để xác định công suất thực của một UPS, chúng ta cần xem xét thêm hệ số công suất (Power Factor). Hệ số này thường dao động từ 0.6 đến 0.8. Ví dụ, với một UPS 650VA, nếu hệ số công suất là 0.6, thì công suất thực của nó sẽ là khoảng 390W (650 x 0.6).

b. Vai Trò Của UPS 650VA

UPS 650VA là một thiết bị phổ biến cho các ứng dụng gia đình hoặc văn phòng nhỏ, thường được sử dụng để bảo vệ các thiết bị như máy tính, modem, router, camera giám sát và một số thiết bị điện tử khác. Với dung lượng vừa phải, UPS 650VA có thể cung cấp điện trong một khoảng thời gian ngắn, đủ để người dùng lưu trữ dữ liệu quan trọng và tắt thiết bị an toàn.

2. UPS 650VA Lưu Điện Được Bao Lâu

UPS 650VA Lưu Điện Được Bao Lâu là câu hỏi rất thường gặp của rất nhiều khách hàng khi mới tìm hiểu tới Bộ lưu điện UPS, cũng dễ hiểu thôi vì đây chính là yếu tố then chốt nhất của một UPS.

Bộ lưu điện UPS 650VA lưu điện được bao lâu phụ thuộc vào:

  • Tải sử dụng bao nhiêu, với tải càng lớn thì thời gian lưu điện càng thấp và ngược lại
  • Một máy tính PC văn phòng thì cho thời gian lưu điện tầm 5 – 10 phút.
  • Ắc quy được nạp đầy hay chưa
  • Hiệu suất của UPS
  • Thời gian này đủ để lưu dữ liệu máy tính, tắt thiết bị, ….
  • Thường thấy UPS này đi kèm với một PC văn phòng

Bạn cũng có thể tự xem cách tính thời gian lưu điện của UPS: tại đây

a. Công Suất Tiêu Thụ Của Thiết Bị

Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian lưu điện của UPS 650VA chính là tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị mà bạn kết nối với nó. Nên nhớ rằng tổng công suất của thiết bị phải nhỏ hơn công suất của UPS, cụ thể ở đây là phải nhỏ hơn 650VA/390W.

Ví dụ: Nếu bạn sử dụng UPS 650VA để bảo vệ một máy tính có công suất tiêu thụ khoảng 150W, thời gian lưu điện có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút, đủ để lưu dữ liệu và tắt máy an toàn. Tuy nhiên, nếu tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị chỉ khoảng 50W, thời gian lưu điện có thể lên đến 20 – 30 phút.

b. Dung Lượng Ắc quy Của UPS

Dung lượng ắc quy/ pin là yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến thời gian lưu điện của UPS. Các UPS 650VA thường đi kèm với pin có dung lượng là 12V7Ah đến 9Ah. Dung lượng pin càng lớn, thời gian lưu điện càng dài.

ups 650va luu dien duoc bao lau
                                  Bình ắc quy bên trong UPS APC 650VA

Dung lượng pin cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi thọ của pin. Sau một thời gian sử dụng từ 3 năm trở đi, dung lượng của pin sẽ giảm dần, dẫn đến thời gian lưu điện ngắn hơn so với lúc mới mua.

c. Tải Điện Được Kết Nối

Thời gian lưu điện của UPS cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng thiết bị mà bạn kết nối với nó. Càng nhiều thiết bị được kết nối, tải điện càng lớn, và UPS sẽ tiêu hao pin nhanh hơn. Điều này có nghĩa là để tối ưu hóa thời gian lưu điện, bạn nên chỉ kết nối những thiết bị quan trọng nhất vào UPS khi có sự cố về điện.

d. Hiệu Suất Hoạt Động Của UPS

Một yếu tố khác là hiệu suất hoạt động của UPS. Hiệu suất này phụ thuộc vào thiết kế và công nghệ của từng loại UPS. UPS có hiệu suất cao sẽ giúp chuyển đổi năng lượng hiệu quả hơn, do đó kéo dài thời gian lưu điện.

Một số UPS cao cấp còn có chức năng quản lý pin thông minh, giúp tối ưu hóa việc sử dụng pin và kéo dài tuổi thọ của pin thông qua việc cho xả điện bình ắc quy sâu hơn và do đó thời gian lưu điện sẽ dài hơn.

3. Ứng Dụng Thực Tiễn Của UPS 650VA

UPS 650VA thường được sử dụng cho nhiều thiết bị khác nhau, trong nhiều môi trường khác nhau, từ gia đình đến văn phòng công ty…. Dưới đây là một số ví dụ về ứng dụng thực tiễn của UPS 650VA:

  • Máy tính cá nhân: Đối với một hệ thống máy tính thông thường có công suất tiêu thụ khoảng 150-300W, UPS 650VA có thể cung cấp thời gian lưu điện từ 5 đến 15 phút. Thời gian này đủ để bạn lưu trữ dữ liệu và tắt máy tính một cách an toàn

ups 650va luu dien bao lau
                                              UPS xài cho máy tính
  • Thiết bị mạng: Nếu bạn sử dụng UPS để bảo vệ router, modem, switch hoặc các thiết bị mạng khác, thời gian lưu điện có thể kéo dài từ 30 phút đến hơn 1 giờ, tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ điện của thiết bị.

  • Hệ thống giám sát: Trong các hệ thống giám sát an ninh, UPS 650VA thường được sử dụng để cung cấp nguồn điện cho camera và thiết bị ghi hình trong trường hợp mất điện. Điều này giúp duy trì việc ghi hình trong một khoảng thời gian ngắn, đảm bảo an ninh không bị gián đoạn.

  • Thiết bị tính tiền POS: dùng cho máy tính tiền, máy in bill trong các nhà hàng, quán ăn,…

4. Bảo Dưỡng Và Kéo Dài Tuổi Thọ Của UPS 650VA

Để đảm bảo rằng UPS 650VA luôn hoạt động hiệu quả và kéo dài thời gian lưu điện, bạn cần chú ý đến việc bảo dưỡng thiết bị. Dưới đây là một số mẹo hữu ích:

  • Kiểm tra và thay thế ắc quy định kỳ: Ắc quy của UPS là bộ phận quan trọng nhất quyết định thời gian lưu điện. Bạn nên kiểm tra và thay thế pin ups sau khoảng 2 đến 3 năm sử dụng.

  • Giảm tải không cần thiết: Không phải cứ cắm bất kỳ thiết bị nào vào ups cũng được, khi có sự cố về điện, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ sử dụng UPS cho những thiết bị quan trọng để tối ưu hóa thời gian lưu điện.

  • Làm mát cho UPS: UPS hoạt động trong thời gian dài có thể tỏa nhiệt. Để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị, hãy để UPS ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Ups 650VA dùng được bao lâu , quý vị muốn mua hay sửa chữa bộ lưu điện UPS xin liên hệ:

HOTLINE 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)

cach lap ups 3 pha

Cách Đấu UPS 3 Pha Đúng Chuẩn An Toàn

Bộ lưu điện (UPS) 3 pha là những dòng công suất lớn và sử dụng điện 3 pha, có thể điện vào ups 3 pha, điện ra cũng 3 pha hoặc điện vào ups 3 pha, điện ra 1 pha.

UPS 3 pha có công suất từ vài chục KVA lên tới hàng trăm KVA, do đó việc đấu nối dây dẫn vào/ra, dây nối đất, dây nối ắc quy…phải hết sức cẩn thận và đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng UPS cụ thể.

Một điểm cần lưu ý trước khi mua ups loại này về đó là cần phải biết cách đấu UPS 3 pha đúng chuẩn, an toàn và dễ dàng thực hiện, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn điều đó.

cach lap ups 3 pha
Hộp đấu dây cho UPS 3 pha

Các Bước Đấu UPS 3 Pha

1. Chuẩn bị tủ điện phân phối

Tủ điện phân phối này là nơi cung cấp điện tới UPS và cũng là nơi lấy điện từ UPS tới để phân phối ra cho tải. Do đó, với các UPS 3 pha thì bắt buột phải trang bị tủ điện.

Một tủ điện phân phối thông thường bao gồm:

  • 1 CB Inphut
  • 1 CB Output
  • 1 CB Bypass  (nếu có)
  • Ke lấy trung tính
  • Ke nối đất

Với hệ thống UPS song song thì số lượng CB sẽ nhân lên với số UPS.

Tiếp theo là chuẩn bị dây điện để đấu nối từ tủ phân phối tới UPS và từ UPS tới CB output để cấp cho tải, tiết diện dây dẫn sẽ được đề cập cụ thể cho từng UPS đi theo sách hướng dẫn sử dụng bên dưới.

Ví dụ: UPS 40KVA thì sử dụng CB Input và Ouput là 63A, dây điện là 25mm2.

2. Đọc kỹ sách hướng dẫn

Khi mua bất kỳ UPS nào về đều có sách hướng dẫn kèm theo, có thể là tiếng việt hoặc tiếng anh, chúng ta nên đọc sơ qua 1 lượt để nắm kỹ về sản phẩm, sau đó đọc kỹ phần cách đấu nối và lắp đặt.

Đây là tài liệu chuẩn nhất và chính xác nhất mà chúng ta nên đọc, bởi đây là sách của nhà sản xuất làm ra sản phẩm này, vì thế không có lý do gì chúng ta không đọc cả.

3. Xác định chỗ đấu Input/Ouput/Battery

Phía sau hoặc ở phía dưới UPS đều có chỗ để đấu dây điện vào cấp cho UPS, cẩn thận tháo vỏ ra và quan sát để xác định:

  • Vị trí nào là đấu dây input
  • Vị trí đấu dây output
  • Vị trí đấy dây battery
  • Ví trí đấu dây nối đất

4. Cách đấu nối

Đấu dây Input:

– Sau khi xác định được vị trí đấu dây input rồi, chúng ta sẽ thấy có 5 chỗ để đấu dây đó là: L1, L2, L3, N, G. Đây là 5 vị trí chúng ta đối dây từ tủ điện phân phối tới và tuân theo quy tắc:

  • L1 đấu với pha R
  • L2 đấu vào pha S
  • L3 đấu với pha T
  • Trung tính đấu với N
  • Nối đất đấu với G
cach lap dat bo luu dien 3 pha
Lắp đặt UPS 3 pha 100KVA Santak

Việc xác định thứ tự pha chúng ta có thể sử dụng đồng hồ đo pha để biết được chính xác, tránh trường hợp đấu sai pha vào UPS cũng sẽ báo lỗi và phải đấu lại từ đầu.

Đấu dây Output:

Đấu dây Output thì đơn giản hơn và làm tương tự như đấu với input.

Đấu dây ắc quy (battery)

Tủ ắc quy thường sẽ được lắp đặt rời ở ngoài và sẽ được câu dây tới UPS thông qua chỗ có ghi battery, xác định và đấu như sau:

– (-) của tủ ắc quy đấu với (-) của UPS

– (+) đối với (+)

– nếu ắc quy có điểm giữ thì đấu điểm giữa từ tủ ắc quy tới (N) trong phần battery của UPS

chú ý đấu cực của ắc quy cho đúng, nếu đấu sai sẽ làm UPS hư hỏng và cháy nổ rất nguy hiểm.

5. Kiểm tra lại trước khi đóng điện

Đây là bước không thể thiếu đối với đấu UPS 3 pha, cần kiểm tra lại các điểm sau:

  • Vị trí đấu nối tương ứng đúng chưa
  • Tiếp xúc jack nối có chặt chưa
  • Ắc quy nối đúng cực chưa
  • Có nối đất chưa

Sau khi kiểm tra xong, lúc này chúng ta sẽ đóng điện CB inuput và thực hiện khởi động một UPS lên và sau đó đóng CB output để cấp điện cho tải.