Tránistor là một linh kiện điện tử không thể thiếu được trong các loại mạch điện tử, đây là phát minh rất vi đại và người sáng tạo ra linh kiện này được giải noben vật lý, được trao cho o William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain.
Transistor đóng vai trò là một khoá điện tử (thường sử dụng trong UPS) hoặc là một phần tử khuếch đại trong mạch như Audio…

Trong các mạch Bộ lưu điện UPS, transistor thường được sử dụng như khoá điện tử dùng để đóng ngắt điều khiển các linh kiện công suất thấp…
Cần Sửa Chữa Bộ lưu điện UPS –> 0906 394 871 – 097 978 01 09
I. CẤU TẠO CỦA TRANSISTOR
Transistor được cấu tạo từ 2 lớp tiếp giáp bán dẫn P-N, được hình thành từ 2 mối nối P-N, ghép theo chiều thuận P-N-P ta được transistor thuận hoặc theo chiều nghịch N-P-N ta được transistor nghịch. Khi vẽ hình minh hoạ ở dưới ta thấy transistor được tạo thành từ 2 diot đấu với nhau.
Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.
Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P ) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được.

Transistor thuận hay gặp như A1015 – Transistor ngược hay gặp như C1815…
II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRANSISTOR
1. Hoạt động của transistor NPN
Transistor hoạt động dựa trên phân cực mối nối P-N, khi cấp điện vào sẽ hoạt động, dưới đây là ví dụ điển hình nhất về cách hoạt động của nó. Dưới hình là hoạt động của transistor nghịch NPN.

– Cấp nguồn điện một chiều UCE nối tiếp bóng đèn vào 2 cực C (nguồn +) và E (nguồn -)
– Cấp nguồn điện một chiều UBE qua khoá K và điện trở hạn dòng vào 2 cực B (nguồn =) và E (nguồn -)
Khi khoá K mở: Tuy 2 cực C và E được đấu với nguồn nhưng không có dòng điện chạy qua, vì thế bóng đèn không sáng. (dòng IC = 0)
khi khoá K đóng: Lúc này mối nối PN được phân cực thuận nên có dòng điện IB chạy từ B sang trở rồi qua E và về nguồn (dòng IB >0).
Ngay lúc này ta thấy bóng đèn cũng phát sáng, tức là có dòng điện IC chạy qua bóng đèn qua cực C rối tới cực E rồi về nguồn.
Đo được dòng IC lớn hơn dòng IB rất nhiều lần: IC = β.IB, trong đó
- IC là dòng chạy qua mối CE
- IB là dòng chạy qua mối BE
- β là hệ số khuyếch đại của Transistor
Tóm lại: Khi phân cực thuận cho mối nối BE (cực dương nguồn một chiều DC nối với cực B, cực âm nguồn nối với cực E) và phải thông qua trở hạn dòng. Sẽ xuất hiện dòng điện chạy từ C sang E tức là mối nối CE được thông.
Khi ngắt nguồn BE hoặc phân cực ngược BE thì sẽ không có dòng điện IC chạy qua.
2. Hoạt động của transistor PNP

Tương tự như NPN, như khác biệt ở đây là:
Khi cấp nguồn điện một chiều DC cho cực BE thì chúng ta phân cực ngược, tức là nguồn + vào cực E và nguồn – vào cực B, hay nói cách khác khi UB < UE thì sẽ xuất hiện dòng điện chạy từ cực E sang cực C. (NPN là chạy từ cực C sang cực E).
III. HÌNH DẠNG VÀ KÝ HIỆU
1. Hình dạng
Transistor có hình dạng như hình 1 (loại NPN) và hình 2 loại (PNP).
Có 3 chân là cực B, C, E, có thể là hình trụ dẹp hoặc hình dẹp..tuỳ vào từng loại, từng hãng sản xuất….
Hiện nay transistor còn có loại dán (SMD) loại linh kiện nhỏ sử dụng trong các mạch điện dán.

2. Ký hiệu
Transistor có ký hiệu như hình 1 (loại nghịch NPN), hình 2 (loại thuận PNP). Chiều mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy.
IV. XEM THÔNG SỐ CỦA TRANSISTOR
Một con transistor khi nhà sản xuất thiết kế ra để đáp ứng trong các ứng dụng thực thế, vì thế chúng sẽ có những thông số cơ bản cần nắm như sau:
- Dòng điện cực đại là dòng IC max: là dòng điện lớn nhất mà transistor chịu được.
- Điện áp cực đại là điện áp CE or EC max: là điện áp lớn nhất mà transistor chịu được.
- Tấn số cắt : Là tần số giới hạn mà Transistor làm việc bình thường, vượt quá tần số này thì độ khuyếch đại của Transistor bị giảm .
- Dòng điện phân cực: dòng IB
- Hệ số khuyếch đại : Là tỷ lệ biến đổi của dòng ICE lớn gấp bao nhiêu lần dòng IB
- Công xuất cực đại : Khi hoat động Transistor tiêu tán một công xuất P = UCE . ICE nếu công xuất này vượt quá công xuất cực đại của Transistor thì Transistor sẽ bị hỏng.
những thông số này chúng ta phải tra datasheet của từng model cụ thể, trong đó sẽ ghi rõ tất cả các thông số của một transistor.
Nên biết rằng, transistor là phân cực B bằng dòng điện, như C1815 thì dòng IB tầm 50mA.
